{keywords}
 

Những giấc mơ khi ngủ xuất hiện trong cuộc sống của con người để làm gì? Có rất nhiều giả thuyết đã xuất hiện trong lĩnh vực tâm lý học từ trước đến nay. Nhà tâm lý học người Áo nổi tiếng thế giới - Sigmund Freud (1856-1939) cho rằng giấc mơ tiết lộ những sự thật hay những ước mong thầm kín.

Những nghiên cứu tâm lý học gần đây lại cho rằng giấc mơ giúp con người xử lý từ trong vô thức những xúc cảm mạnh mẽ; giúp phân loại và củng cố những ký ức từ trong tiềm thức; thậm chí là giúp “tập dượt” trước những tình huống có thể xảy tới trong tương lai; giấc mơ cũng có thể là một sự kịch tính hóa những mối quan tâm trong đời sống của con người.

Nhìn chung, các nghiên cứu đều thấy rằng con người trên khắp thế giới có xu hướng tin rằng giấc mơ tiết lộ điều gì đó ẩn giấu trong tiềm thức. Dù giấc mơ không thể nào dự báo về tương lai, nhưng giấc mơ luôn đưa lại cho con người nhiều sự quan tâm, nghĩ suy, thậm chí là suy diễn, tưởng tượng sau khi thức dậy.

Các nhà tâm lý học đã phân tích rất nhiều về những giấc mơ đến trong giấc ngủ của con người. Mỗi người có trung bình 4-5 giấc mơ ngắt quãng trong giấc ngủ về đêm. Những giấc mơ của con người nhìn chung cũng có chủ đề khá giống nhau, phổ biến nhất có những giấc mơ về tình dục, bị đi muộn (đi trễ), bị ngã, bị rượt đuổi...

Trong những chủ đề thường thấy đó, người lớn lên cùng với những chiếc tivi đen trắng thường có xu hướng mơ những giấc mơ mang gam màu trắng đen. Giấc mơ cũng phản ánh phần nào phông văn hóa của một người.

Một nghiên cứu được thực hiện hồi năm 1958 cho thấy rằng người Mỹ thường mơ về việc bị mắc kẹt, bị mất đi người thân, bất ngờ nhặt được tiền, mặc quần áo lập dị hoặc khỏa thân ra đường, gặp phải người điên...

Trong khi đó, người Nhật lại hay mơ về trường học, mơ làm lặp đi lặp lại một việc gì đó, mơ bị “bóng đè” (cơ thể bất động, tâm lý ngập tràn sợ hãi), hoặc mơ về quái vật...

{keywords}
 

Cho tới tận hôm nay, khi cuộc sống của con người đã trở nên rất hiện đại và phát triển, giấc mơ vẫn có nét khó hiểu và bí ẩn, khơi gợi sự tưởng tượng, suy diễn của con người. Nếu có một ngày bạn thức dậy sau giấc mơ gây ám ảnh, hãy nhớ rằng các nhà khoa học khẳng định rằng ngay cả những cơn ác mộng cũng có ý nghĩa tích cực của nó.

Trong một nghiên cứu tâm lý của các nhà khoa học Pháp, 60% học sinh đứng trước kỳ thi đầu vào của một trường y khoa thường có những giấc mơ liên quan tới vấn đề thi cử, chẳng hạn như đi muộn hoặc gặp câu hỏi khó, phải để trống bài.

Nhưng chính những học sinh có giấc mơ liên quan tới việc thi cử, cho dù là ác mộng, lại thường có kết quả tốt hơn trong kỳ thi so với những học sinh không hề mơ gì về việc thi cử.

Vì vậy, khi bạn mơ một giấc mơ mệt nhọc hoặc ác mộng... cũng đừng quá lo lắng. Những giấc mơ như vậy chỉ là sự chuẩn bị của não bộ dành cho tâm lý của bạn, để bạn có thể sẵn sàng hơn nếu trong cuộc sống tương lai có những tình huống xấu xảy ra.

Thức giấc vào lúc 3 giờ sáng báo hiệu điều gì?

Thức giấc vào lúc 3 giờ sáng báo hiệu điều gì?

Nhiều người cho rằng thức dậy vào khoảng 3 giờ sáng liên quan đến vấn đề tâm linh nhưng sự thật lại khiến họ bất ngờ.

(Theo The Atlantic/Dân trí)