- Trong đám cưới, một thanh niên say rượu liên tục yêu cầu nhạc công chơi đàn để anh ta hát bằng cái giọng lè nhè. Vị nhạc công không kiềm chế được nỗi tức giận nên đã phản ứng. Không ngờ sự thiếu kiềm chế đó đã khiến anh phải ân hận…

Là bầu sô, kiêm phụ trách âm thanh, ánh sáng và tổ chức sự kiện, anh Đỗ Văn Đạt (SN 1977, quê Hà Đông, Hà Nội) đến với nghề đã 20 năm có lẻ. Những sự kiện lớn nhỏ mà anh đã tham gia, anh không thể nhớ hết. 

Anh chỉ biết, sau mỗi buổi biểu diễn, anh lại học hỏi thêm được rất nhiều điều. Sau đó, anh tự xây dựng cho mình và các cộng sự những nguyên tắc và luôn tuân theo các nguyên tắc đó.

Trong đó, nguyên tắc bất di bất dịch mà anh luôn nhắc mình và các cộng sự của mình mỗi khi nhận sô đó là không tham lam.

“Dù ngày đẹp hay ngày xấu, dù mùa cưới hay mùa hội nghị, tôi cũng chỉ nhận tối đa 4 sô diễn mỗi ngày. Sau đó, tôi tập trung tâm trí và anh em để làm cho thật tốt, tránh sai sót làm ảnh hưởng đến khách hàng”, anh Đạt nói.

{keywords}

Bầu sô kiêm phụ trách âm thanh, ánh sáng Đỗ Văn Đạt (SN 1977, quê Hà Đông, Hà Nội)

Thế nhưng sau nhiều năm làm nghề, anh Đạt cũng phải thừa nhận anh đã gặp và chứng kiến không ít trái ngang.

“Đi phục vụ đám cưới là khó chiều nhất. Có người muốn bật loa to, có người lại muốn mở thật nhỏ. Tuy nhiên họ không ra nói với mình đoàng hoàng mà chỉ ra hiệu bằng cách vẫy tay hoặc quát vào mặt”, anh kể.

“Riêng việc đáp ứng tất cả các sở thích của mọi người ở đám cưới cũng đủ khiến mình nhức đầu”, anh Đạt kể tiếp. Anh cho biết, có lần, anh được khách hàng thuê phụ trách âm thanh, ánh sáng và điều ca sỹ, MC để làm đám cưới cho một gia đình ở ngoại thành Hà Nội.

Buổi tối, khi mọi thứ đã sẵn sàng, ca sỹ cũng chuẩn bị lên sân khấu thì toàn bộ họ hàng, thanh niên trong đám cưới hô hào dẹp hết bàn ghế, không cho MC nói cũng không cho ca sỹ hát. Sau đó tất cả già trẻ, gái trai kéo nhau nhảy điên cuồng suốt nhiều tiếng đồng hồ.

Anh Đạt cho biết: “Tôi đã phải nhét bông vào tai nhưng vì ngồi cạnh loa, khách lại yêu cầu bật nhạc nhảy với âm lượng lớn suốt hơn 4 tiếng nên cảm giác đau đầu. Các ca sỹ và cả MC thì tỏ ra không hài lòng vì được thuê đến nhưng lại không được phục vụ. Vì thế tôi lại phải nói chuyện hài hòa để xoa dịu anh em”.

Anh Đạt cho biết, sau buổi đó, chủ nhà vẫn trả tiền cho ca sỹ và MC đầy đủ nhưng anh cũng hiểu được cảm giác không vui của những người làm nghề. Tuy vậy, anh vẫn phải động viên anh em rồi bình tĩnh phục vụ yêu cầu của khách.

Anh Đạt cũng kể, có nhiều người làm nghề nhưng không kiềm chế được sự nóng giận tức thời nên đã gặp họa.

“Anh ấy là bạn tôi đồng thời là nhạc công, chuyên phục vụ các hội nghị và các show nhạc nhỏ. Hôm đó, anh ấy được thuê đến chơi đàn cho một đám cưới ở Hòa Bình.

Tại đám cưới, anh ấy gặp một thanh niên say rượu. Anh này hát không hay nhưng lại hay hát. Anh ta liên tục yêu cầu nhạc công chơi đàn để anh ta hát bằng một giọng lè nhè.

Vị nhạc công này đánh được 4, 5 bài thì hết kiên nhẫn tuy nhiên anh ấy không thể từ chối. Anh ấy đành phản ứng bằng cách chơi đàn theo kiểu qua loa. Không ngờ, gã thanh niên này nhận ra. Đêm đó, vừa xách đàn ra khỏi ngõ thì anh nhạc công bị nhóm thanh niên say rượu cầm dao đuổi đánh và chém gây thương tích”, anh Đạt kể lại.

Lần khác, anh cũng gặp một đồng nghiệp thiếu kiềm chế nên chuốc họa vào thân.

“Lần đó, tôi đi đám cưới một người bạn ở Vĩnh Phúc. Người nhạc công chỉ có một chiếc đàn organ nhưng nhóm thanh niên lại cứ gào thét bắt anh phải chơi như một bản nhạc mà họ vẫn hát karaoke trên máy tính.

Khi người nhạc công không khiến họ thỏa mãn thì cả nhóm thanh niên la ó chửi bới và chê anh không biết dùng đàn. Người nhạc công này còn trẻ nên khi bị chửi bới thì phản ứng ngay. Anh ta bảo, đây là người chứ không phải máy tính. 

Tức thì, nhóm thanh niên đang có sẵn men rượu trong người lao lên, người thì cầm chai lọ, người cầm ghế tấn công. Tôi nhìn mà "đứng tim". May sao có nhiều người can ngăn nên anh nhạc công không bị thương tích nặng”, anh Đạt nhớ lại.

Anh cho biết, nghề nghiệp của anh giống như làm dâu trăm họ. Chiều được tất cả mọi người là khó. Trong các đám cưới, phần lớn thanh niên đều có men rượu nên muốn tránh được tai họa thì phải có kỹ năng ứng xử.

“Ở hai trường hợp trên, nếu nhạc công bình tĩnh và có cách nói chuyện nhã nhặn hơn thì chắc sẽ không có chuyện gây gổ, đánh đấm như vậy", bầu sô này nói.

Quan khách hai họ tím mặt bỏ về khi ca sỹ vừa cất lời

Quan khách hai họ tím mặt bỏ về khi ca sỹ vừa cất lời

Trong đám cưới, ca sỹ vừa cất tiếng hát thì họ hàng hai bên bất ngờ bỏ về với thái độ bức xúc. Gia đình nhà trai cũng rất bực bội, yêu cầu ca sỹ phải ngừng ngay phần trình diễn.

Gã thanh niên bặm trợn trong đám cưới 'khủng' khiến ca sỹ run rẩy

Gã thanh niên bặm trợn trong đám cưới 'khủng' khiến ca sỹ run rẩy

“Sau lời căn dặn và ánh mắt đầy thách đố của người thanh niên xăm trổ, cả nhóm chúng tôi nhìn nhau đầy run sợ. Sau đó, chúng tôi phải họp bàn phương án “tẩu thoát””- ca sỹ Minh Hải nhớ lại.

Minh Anh - Vỹ Khúc