Sau gần 3 năm mày mò từng chi tiết nhỏ, chiếc xe hơi chạy bằng điện - tác phẩm đầu tay tâm đắc nhất của ông Trần Minh Tâm, hoàn thành vào những ngày cuối tháng 4/2018. Chiếc xe mang tên City 18 với ý nghĩa xe chỉ chạy được trong thành phố và sản xuất năm 2018.

City 18 - tác phẩm 4 bánh đầu tay

Chiếc xe này hiện ở một tiệm bán xe đạp điện trên Tỉnh lộ 8 (Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP.HCM).

Xe màu nâu đậm có 4 chỗ ngồi và 2 cửa mở bật lên trên như 2 cánh đại bàng. Phía trước đầu xe, logo mang chữ T (Tâm) nằm ngay giữa quả địa cầu ý muốn vươn ra thế giới và một tấm biển nhỏ có dòng chữ Viet Nam Electric car (xe hơi điện Việt Nam).

 

{keywords}
Xe hơi điện đầu tiên do người Việt chế tạo.

Phía sau, bên trái có chữ T.MITA, ở giữa tấm biển là dòng chữ "Công trình nghiên cứu chế tạo ô tô điện của người Việt Nam bảo vệ môi trường sinh thái chống biến đổi khí hậu" bên cạnh còn có chữ City 18.

Chiếc xe nhìn rất đẹp, nhỏ, gọn với nhiều tiện nghi. Sau 1 lần nạp điện xe có thể đi xa với cự ly 160km, vận tốc 50km/giờ, chỉ tốn chưa đến 30.000 đồng.

Xe dài 3m, cao 1,62m và rộng 1,4m. Theo lời ông Tâm, ông bắt đầu có ý tưởng về loại xe này vào năm 2014. Từ khi có ý tưởng, ông bắt tay thực hiện.

Ông vẽ ra trên giấy nhiều chi tiết rồi từ đó ông đưa đi gia công. Được cũng nhiều mà hỏng cũng không ít. Giá thành chiếc xe ngày càng nâng cao. Tất cả các chi tiết trong xe trừ ruột động cơ điện đều được tự tay ông mày mò sáng chế.

Tuổi đời ông không còn trẻ nhưng vì niềm đam mê ông đã làm việc miệt mài. Ông kể cho chúng tôi nghe, có những lúc đang làm việc bất chợt một ý tưởng hiện về.

Ông bỏ ngay công việc để ghi lại ý tưởng đó lên giấy rồi quyết tâm thực hiện. Chiếc City 18 của ông hiện nay cũng bắt nguồn từ những ý tưởng bất chợt đó.

{keywords}
Chế tạo xe điện 4 bánh

Ông Tâm cho biết, động cơ điện của City 18 có 2 phần trước và sau. Bình thường chạy động cơ sau nhưng nều cần có thể cả 2 cùng hoạt động để tăng thêm lực đẩy. Xe chở được 4 người.

Trong xe có trang bị âm thanh, dàn karaoke với 9 loa. Đặc biệt, City 18 có thể nâng hạ thân xe trong trường hợp đường bình thường hay ngập nước.

Toàn bộ chiếc xe từ chi tiết nhỏ đều do ông nghĩ ra và thực hiện. Nhìn chiếc xe sang trọng, bóng loáng, chúng tôi hỏi ông giá thành cuối cùng là bao nhiêu, ông chỉ cười: "Khó nói lắm anh ơi. Chỉ tính công đoạn khung sườn, thợ đồng thực hiện đã lên đến 150 triệu đồng. Ngoài ra để tạo nên chiếc xe này còn vô số chi tiết khác nữa... ".

Nghe thì tưởng dễ nhưng thử bắt tay vào thực hiện thì mới biết những gian truân của nó. Vậy mà chúng tôi chưa hề bắt gặp nơi ông chút thỏa mãn nào trước thành tựu của mình. Ông cho biết, ông muốn chiếc xe này được bán ra theo hình thức bán bản quyền để nó còn tiếp tục sinh sôi.

Sau đó, ông sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm những phiên bản khác cao cấp hơn. Ao ước của ông là nâng cấp City 18 với tính năng 350km/1 lần sạc bình và tốc độ sẽ lên đến 120km/giờ.

"Được như vậy có lẽ chiếc xe sẽ mỹ mãn hơn", ông cười nói với chúng tôi.

Duyên nợ với xe điện

"Nếu tính đến hôm nay, tôi đã cho ra đời được gần 20 mẫu xe điện các loại. Mẫu sau lúc nào cũng phải hay hơn, đẹp hơn mẫu trước", ông Tâm chia sẻ.

Ông Tâm lật ra từng tấm ảnh giới thiệu về quá trình nghiên cứu mày mò và chế tạo của ông. Niềm say mê sáng tạo của ông đã làm cho chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ, càng ngưỡng mộ hơn khi nghe kể về cuộc đời của ông...

{keywords}
Nội thất bên trong

Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Củ Chi, ông được cha mẹ cho đến trường học hành như bao đứa trẻ khác. Hết cấp 2, ông bỏ học đi phụ xe. Hết xe tải qua xe khách, lúc nào ông cũng quan sát thao tác của tài xế trong lúc vận hành.

Những lúc rảnh rỗi, xe dừng lại một chỗ ông leo vào ghế tài xế, dậm thắng, dậm ga, đạp côn... sang số. Tất cả được thực hiện khi xe không nổ máy. Bác tài thấy ông thích lái xe nên khi có điều kiện cũng đã tập cho ông lái. Dân dần thuần thục, 3 năm sau ông thi lấy bằng và trở thành tài xế thực thụ.

Đến năm 1984, ông dành dụm tiền mua được một chiếc xe khách đời cũ hiệu Daihatsu chạy tuyến Củ Chi - Chợ Lớn. Do xe quá cũ, các cơ phận bị hư hỏng nhiều. Mỗi lần xe hỏng, ông đã tháo ra tìm mua phụ tùng thay thế. Vào thời điểm này, phụ tùng xe hơi rất hiếm nên ông đành phải tìm nhiều cách để có thể chế tạo ra được món đồ thay thế.

{keywords}
 

Ông cho biết, những lần như vậy ông suy nghĩ rất nhiều. Đầu óc luôn căng thẳng và những nguyên tắc, nguyên lý ông chưa bao giờ được học lại đến với ông bằng thực tế. Nhờ vậy, ông đã vượt qua những trở ngại và chiếc xe của ông tiếp tục lăn bánh.

Sau vài năm chạy xe khách, ông chuyển sang dòng xe du lịch. Ông lái xe cho những người làm du lịch tư nhân trong thành phố. Ông kể: "Tôi chưa ra Hà Nội bao giờ và không biết một chữ tiếng Anh, vậy mà tôi nhận đưa 4 người nước ngoài đi từ TP.HCM ra Hà Nội.

Tôi tìm mua những tấm bản đồ rồi tự mình nghiên cứu tìm đường đi. Riêng với khách, tôi phải dùng những phương tiện học tiếng Anh cấp tốc và cũng từ đó tôi tập giao tiếp".

{keywords}
Ông Trần Minh Tâm giới thiệu các chi tiết trong xe

Ông kể tiếp: "Năm 2005, tôi nghỉ lái xe về làm đại lý cho một hãng du lịch. Củ Chi là vùng nông nghiệp còn nhiều khó khăn nên du lịch chưa phát triển.

Tôi đóng cửa đại lý về TP.HCM tìm việc và may mắn gặp được một người bạn làm cho một công ty du lịch ở Hà Nội có văn phòng tại Sài Gòn. Công ty đang muốn tìm đại lý xe đạp điện để đưa xe từ Hà Nội vào bán".

Duyên nợ của ông Trần Minh Tâm với các dòng xe điện bắt đầu từ đây...

(Còn tiếp)

Nữ sinh viên bỏ học, dấn thân làm 'đào hát' karaoke gặp trái đắng

Nữ sinh viên bỏ học, dấn thân làm 'đào hát' karaoke gặp trái đắng

Do ham kiếm tiền từ nghề phục vụ khách hát trong các quán karaoke mà Huyền - một sinh viên xinh đẹp đã đẩy cuộc đời mình vào ngõ cụt ...

Sự cố trong phòng karaoke lúc 0 giờ khiến nam tiếp viên hoảng hốt

Sự cố trong phòng karaoke lúc 0 giờ khiến nam tiếp viên hoảng hốt

Khi ánh đèn bật sáng, cặp học sinh đang có nhiều hành động khiến anh phải xấu hổ. Tiến giật mình, vội tắt đèn rồi nhắc nhở họ xuống tầng 1 thanh toán cho quán nghỉ …

Món hàng trong chợ Dân Sinh khiến người khách lặng người

Món hàng trong chợ Dân Sinh khiến người khách lặng người

Chợ Dân Sinh nằm ngay góc đường Yersin - Nguyễn Công Trứ (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM) là một ngôi chợ lâu đời.

Trần Chánh Nghĩa