Ông Quang và vợ ra mở cửa thì nhìn thấy cô bé khoảng 10 tuổi, mặt nhem nhuốc đầy nước mắt, tái nhợt đi vì lạnh. Hai vợ chồng ông vội đưa cô bé vào nhà, hỏi han xem vị khách đặc biệt gõ cửa gia đình ông vào sáng sớm có việc gì.

Trước đề nghị bỏ loa phường của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, những người từng gắn bó với công tác truyền thanh phường không khỏi bồi hồi. VietNamNet xin ghi lại câu chuyện của ông Trần Hoàng Quang, người có hơn 30 năm gắn bó với nghề chia sẻ. 

Ông Trần Hoàng Quang (ở khu tập thể Cao Thắng, phường Đồng Xuân, quận Hòan Kiếm, Hà Nội) năm nay 72 tuổi. Ông có hơn 30 năm phụ trách công tác phát thanh của phường Đồng Xuân (1985 - 2006) và phường Hàng Bạc (2006 đến nay).

Ông cho biết, đây là nghề “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng rất vui và đáng tự hào.

Ông kể, thời đó, đồng lương ba cọc ba đồng chẳng đủ nuôi con, một tay vợ ông chèo chống cáng đáng gia đình cho ông yên tâm công tác.

Cũng theo ông Quang, ngày đó muốn biết tình hình địa phương, bà con chỉ có mỗi loa phường là kênh duy nhất. Mỗi ngày loa được phát hai lần, mỗi lần 30 phút là bà con lại cùng nghe, bàn tán rôm rả.

Trong suốt quá trình làm việc, không chỉ được cung cấp thông tin tới người dân, ông Quang còn được chứng kiến bao câu chuyện xúc động.

{keywords}
Ông Quang trong một buổi thu âm phát thanh. Ảnh: Diệu Bình

Kỉ niệm khiến ông nhớ mãi là năm 1989. Vào một sáng sớm giáp Tết Nguyên đán, trời còn tối đen như mực, ông đang ngủ thì nghe tiếng gõ cửa dồn dập.

Ông Quang và vợ ra mở cửa thì nhìn thấy cô bé khoảng 10 tuổi, mặt nhem nhuốc đầy nước mắt, tái nhợt đi vì lạnh. Hai vợ chồng ông vội đưa cô bé vào nhà, hỏi han xem vị khách đặc biệt gõ cửa gia đình ông vào sáng sớm có việc gì.

Hóa ra, còn ba ngày nữa bố mẹ cô bé sẽ ra tòa ly hôn, cô bé khóc, khẩn khoản nhờ ông đọc trên loa bức thư gửi bố mẹ cô bé tự viết. Cô bé mong bố mẹ hãy nghĩ đến kỉ niệm và thời gian hạnh phúc của gia đình mà từ bỏ việc ly hôn.

Ông Quang nhận lời giúp cô bé, ông tất tả cầm bức thư lên cơ quan, đọc nhẩm kỹ càng trong lúc chờ đến giờ phát thanh.

Ông Quang chia sẻ: “Ngày đó làm gì có thiết bị hiện đại như bây giờ đâu, loa phát qua dây truyền thanh, máy thu âm chưa có, toàn phải đọc trực tiếp. Nên mỗi lần phát loa là tôi phải chuẩn bị kĩ lắm, như thế mới không bị vấp”.

{keywords}

Ông Quang chia sẻ: "Loa phường cũng có những điểm tích cực, bỏ đi thì tiếc lắm. Nhưng khi loại hình truyền thông này đã hoàn thành sứ mệnh, thì chúng ta cũng phải chấp nhận...". Ảnh: Lê Anh Dũng

Liên tiếp mấy ngày sau đó, cứ đến giờ truyền thanh, ngoài những bản tin địa phương thông thường, ông Quang lại chia sẻ bức thư của cô bé, kèm theo những bài hát về tình cảm gia đình, mong bố mẹ cô bé sẽ nghe thấy.

Một tuần sau, cô bé lại đến gõ cửa nhà ông, lần này cô dẫn theo hai vị khách khác là bố mẹ cô. Họ đến cảm ơn ông. Họ nói, nếu ông không nhiệt tình giúp đỡ, phát loa giúp họ thức tỉnh, chắc gia đình họ đã tan vỡ rồi...

"Ngày đó, loa phường phát qua dây truyền thanh, mỗi lần hỏng hóc là phải tự sửa. Nhớ có lần trời mùa hè nóng như đổ lửa, dây hỏng, tôi đầu trần, phải trèo lên cột điện đấu nối lại dây để kịp giờ phát loa buổi chiều cho bà con.

Hôm đó nắng quá, leo xuống đến nơi tôi bị say nắng, lảo đảo, ngồi bệt xuống đường. May tôi cao số, không bị ngã từ trên cột điện xuống.

{keywords}
Ông quang tự sửa chữa máy móc thu âm, phát sóng. Ảnh: Diệu Bình

Lần khác, có vụ cháy nhỏ được người dân báo, ông đã thông báo trên loa, huy động bà con, người dân quanh khu vực tập trung mang nước, vật chống cháy đến dập lửa nên đám cháy được dập tắt kịp thời.

Ông Quang kể: “Tôi làm trưởng ban văn hóa, phụ trách đài phường ở phường Đồng Xuân đến năm 2006 thì nghỉ hưu. Được UBND phường Hàng Bạc mời làm, tôi đồng ý ngay. 

Các con tôi ngăn cản, bảo nghỉ hưu rồi thì ở nhà an hưởng tuổi già. Đi làm lại lọ mọ sớm hôm ngồi viết bài, đọc loa. Lúc khỏe không sao, lúc ốm ra đấy thì khổ. 

Nhưng tôi kệ, đi làm có cái thú vui chứ, nghề này nó ăn sâu vào máu rồi, ngày nào còn khỏe thì ngày đó vẫn làm”.

Xem video: Hằng sáng, ông Quang đều đến sớm kiểm tra thiết bị, nội dung bản tin trước giờ phát sóng

Vậy mà cũng ngót 10 năm ông Quang về phụ trách loa phường Hàng Bạc. Cứ 7 giờ 30 phát thanh là 6 giờ ông đã có mặt ở phòng thu, chuẩn bị máy móc, thiết bị chờ đến giờ phát sóng.

Cuối buổi trò chuyện, ông Quang trầm ngâm: "Loa phường cũng có những điểm tích cực, bỏ đi thì tiếc nuối lắm! Nhưng khi loại hình truyền thông này đã hoàn thành sứ mệnh, thì chúng ta cũng phải chấp nhận...".

Bỏ nhà tiền tỷ chỉ vì chiếc loa phường

Bỏ nhà tiền tỷ chỉ vì chiếc loa phường

"Chúng tôi chọn được một căn nhà khá đẹp giá hơn 3 tỷ. Hai vợ chồng tôi xem đi xem lại không dưới chục lần và khá ưng ý. Nhưng tôi đã hủy mua vào phút chót khi biết loa phường chĩa thẳng vào nhà"...

‘Nhà nào đánh vợ, tôi chĩa loa phường thẳng vào đó đọc tin’

‘Nhà nào đánh vợ, tôi chĩa loa phường thẳng vào đó đọc tin’

Loa phường ngày xưa là một phần không thể thiếu trong đời sống người Hà Nội. Có người bảo, nhờ tiếng loa của ông họ không cần đồng hồ báo thức, không bao giờ dậy muộn giờ.

Người dân từng mang loa phường đến nhà trưởng cụm dân cư phát thử

Người dân từng mang loa phường đến nhà trưởng cụm dân cư phát thử

"Tôi là trưởng cụm dân cư nên có một thời gian, người dân mang 2 chiếc loa đến nhà tôi đặt và phát thử. Loa phát mấy ngày, trẻ con ở gần đấy đang ngủ giật mình khóc thét. Có hộ còn đến tận nhà tôi phản đối"...

Diệu Bình