- Nghe từng nhịp tim yếu ớt của sản phụ đang nằm thoi thóp trên căn nhà tầng 5 trong khu phố cổ, cả đoàn chúng tôi quyết định bằng mọi giá phải cứu được cô ấy…

Khám sản khoa, tá hỏa phát hiện nam bác sĩ là bạn học cũ

"Lại có trường hợp, có lần bệnh nhân đến khám lại chính là cô bạn có tình cảm với mình suốt mấy năm cấp ba...", bác sĩ khoa sản kể chuyện.

Bác sĩ thót tim vì cấp cứu xong, mới biết sản phụ có 'H'

"Khi ca mổ gần kết thúc, chúng tôi mới nhận được xét nghiệm bệnh nhân có “H”. Khoảnh khắc đó, cả kíp mổ đều chững lại vài giây, vì tất cả đều có tiếp xúc, cơ thể còn đang dính máu, dịch tiết của bệnh nhân"...

Đó là một trong những ca cấp cứu ám ảnh BS Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ, BV Phụ sản Hà Nội.

BS Khải cho biết, ông vẫn chưa quên được niềm hạnh phúc khi cấp cứu thành công cho một sản phụ sống khu phố cổ Hà Nội. Sản phụ này mang thai ngoài tử cung, bị chảy máu trong dẫn đến trụy mạch. Nguy cơ tử vong của chị vô cùng cao.

“Chị bị đau bụng dữ dội nên gia đình đã gọi dịch vụ cấp cứu 115. Tuy nhiên sau khi cấp cứu, tình trạng sức khỏe của nạn nhân không những thuyên giảm mà còn nguy kịch hơn. Vì vậy gia đình họ đã quyết định cầu cứu BV Phụ sản Hà Nội”, BS Khải kể.

Ông Khải kể tiếp: “Lúc này, sản phụ đang ở trên tầng 5 của một căn nhà nhỏ trong khu phố cổ. Để lên các tầng, chúng tôi phải đi bằng một đường duy nhất là lên cầu thang hình xoắn ốc.

Đến nơi, chúng tôi thấy chị ấy nằm thoi thóp trên giường, bị trụy mạch, tình trạng vô cùng nguy kịch. Chúng tôi lao ngay vào thăm khám và nhận định trường hợp này bị chảy máu trong, huyết áp không đo được nên phải mổ gấp.

Tuy nhiên, điều khó khăn nhất lúc này là nhà của bệnh nhân nằm trên tầng cao và chật chội rất khó cho việc di chuyển. Trong khi đó bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Thêm vào đó, bệnh nhân đã ở trong tình trạng mất máu nhiều, cơ thể suy nhược. 

Cuối cùng, sau một khoảng thời gian rất ngắn hội ý, chúng tôi đã quyết định sơ cứu và huy động lực lượng chuyển bệnh nhân xuống dưới tầng 1. Trên đường xuống, cả ekip bác sĩ và người nhà bệnh nhân phải căng mình cẩn thận trong từng bước chân. Chỉ cần sơ suất trong quá trình vận chuyển, bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm về tính mạng.

Rất may việc vận chuyển diễn ra tốt đẹp chúng tôi cứu nguy cho nạn nhân ngay ở đây. Nhìn thấy những giọt nước mắt hạnh phúc của người thân sản phụ, chúng tôi thở phào”. 

{keywords}
BS Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ, BV Phụ sản Hà Nội

Tuy nhiên, hình ảnh sản phụ đau đớn rời xa đứa bé chưa kịp chào đời cũng khiến bác sĩ ám ảnh khôn nguôi. 

Ông nói tiếp: “Với tình trạng ổ bụng chứa 3 lít máu như lúc ấy nếu chúng tôi không sáng suốt có lẽ cô ấy không thể qua khỏi”.

Ông cũng kể về một trường hợp cứu chữa thành công khiến cả ekip có mặt lúc đó không giấu nổi niềm hạnh phúc. “Đó là trường hợp một sản phụ 31 tuổi mổ đẻ tại trung tâm y tế tư. Sau đó một ngày, sản phụ bị chảy máu trong dẫn đến trụy mạch.

Lúc ấy, họ yêu cầu tôi sang tăng cường giúp đỡ. Họ đưa ra phương án cắt tử cung của chị. Tuy nhiên lúc đó nạn nhân mới 31 tuổi, có 1 đứa con nếu như cắt tử cung cô ấy sẽ như thế nào?

Cuối cùng, tôi quyết định bằng mọi giá phải giữ tử cung cho sản phụ. Lần đó, ca mổ đã thành công. Tôi vô cùng vui mừng và hạnh phúc”, BS Khải nói.

BS Khải cũng tâm sự, 25 năm chiến đấu với nghề, sau những ca mổ thành công, ông chỉ mong một lời cám ơn, một cái bắt tay từ người thân của họ là đủ ấm lòng. 

"Với tôi, điều quý giá nhất là chứng kiến cảnh mẹ tròn con vuông. Khi đó tôi biết mình đã hoàn thành nhiệm vụ", vị BS trải lòng.

Hạnh Thúy