{keywords}
Chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) có tên gọi khác là Bảo Quang Tự, nằm ở độ cao khoảng 340m trên ngọn núi Thành Đẳng. 

 

{keywords}
Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa, chùa được xây dựng năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông (năm 1706), cách đây hơn 300 năm. Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi chùa chỉ còn lại phế tích. (Ảnh: Suckhoecuocsong.com)

 

{keywords}

Khu vực thờ Mẫu của chùa cũ. Ông Khảm (SN 1956) - người dân sống gần chùa Ba Vàng kể lại một điển tích: ‘Khoảng năm 1987, một người dân địa phương đi tìm bò trên núi. Đến khu vực chùa Ba Vàng ngày nay thì phát hiện nhiều phế tích bằng đá nằm ngổn ngang. Thông tin đó được lan truyền rộng rãi. Mọi người đoán là ngôi chùa cổ, lập bát hương khấn vái, sau đó báo lên chính quyền địa phương. (Ảnh: Suckhoecuocsong.com)

 

{keywords}
Giếng cổ trong chùa. (Ảnh: Suckhoecuocsong.com)

 

{keywords}
 Năm 1988, chùa được trùng tu bằng gỗ, năm 1993 được xây dựng lại. Năm 2011, chùa chính thức được khởi công xây dựng với quy mô lớn. Ngôi chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa phía Bắc gồm các gian gian bái đường, hậu cung, các ban thờ Phật, thờ Mẫu, Đức Ông...

 

{keywords}
Biển chỉ dẫn đến các khu vực thờ tự của chùa.

 

{keywords}

Trong chùa có toà “Đại hùng bảo điện” được công nhận lớn nhất Việt Nam. Gần 10 năm xây dựng, đến nay chùa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

 

{keywords}
Một góc cảnh quan chùa Ba Vàng ở thời điểm hiện tại.

 

{keywords}
Trước gian chính điện có 3 pho tượng lớn.

 

{keywords}
Nước sạch phục vụ miễn phí tại hành lang chùa.

 

{keywords}
Do liên tục có người quét dọn, các lối đi trong chùa Ba Vàng luôn sạch sẽ.
{keywords}
Cảnh sắc nhìn từ chùa Ba Vàng. Nhiều du khách đánh giá, ngôi chùa có cảnh đẹp và yên bình.
{keywords}

Từ một phóng sự  của báo Lao Động ngày 20/3, người dân cả nước xôn xao trước việc chùa Ba Vàng liên tục tổ chức những buổi ‘thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ’ và thu số tiền lớn. Những người trong ‘đường dây thỉnh vong giải oán’ cho rằng, mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều do oán hồn từ kiếp trước gây ra. Người ở kiếp này muốn thoát nạn thì phải ‘trả nợ’ theo lời vong yêu cầu. Hình thức ‘trả nợ’ là bằng tiền mặt thông qua việc công đức vào nhà chùa. Có người bị ‘đòi nợ’ 5-7 triệu nhưng cũng có người bị 'đòi' vài chục triệu đồng. Ai không có tiền, có thể lựa chọn hình thức ở lại chùa làm công quả. Trong ảnh, người phụ nữ trong ban vệ sinh của chùa, bà cho biết mình vào chùa làm công quả.

 

{keywords}

 Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Không có việc 'thỉnh vong' để hóa giải nghiệp, oan gia. Bởi cái nghiệp của mình phải tự mình làm việc tốt để hóa giải. Dẫn dắt con người đi theo con đường đó là không đúng theo chính pháp. Đây là dẫn dắt con người ta vào con đường tà kiến, mê lợi. Trao đổi với VietNamNet, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, ngày 26/3, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ họp, đưa ra hướng xử lý cụ thể và thông báo chính thức về vụ việc gây xôn xao tại chùa Ba Vàng vừa qua.

TT. Thích Thanh Quyết: 'Thầy Thái Minh tính rất lạ'

TT. Thích Thanh Quyết: 'Thầy Thái Minh tính rất lạ'

'Thật ra tính thầy Thái Minh lạ, thầy xuất gia muộn, học hành Phật pháp chưa có gì bài bản..., thể hiện theo kiểu nhảy cóc', Thượng toạ Thích Thanh Quyết chia sẻ. 


Diệu Bình - Ngọc Trang