Chúng tôi từng nghe nhiều người kể về ông Bùi Văn Thiệp ở bản Kiến Xương, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Hiện, ông  đang sở hữu hàng ngàn cây gỗ quý như nghiến, lát, tếch, lõi thọ... có giá trị hàng tỷ đồng.

Những năm 1996, ông Thiệp từng bị mọi người gọi là "khùng", vì thời đó đói nghèo khắp nơi, ăn không đủ no,  nhiều nhà chỉ lo kiếm kế sinh nhai trước mắt, nhưng ông Thiệp lại ngày ngày "mò" lên lên núi đá trồng cây gỗ nghiến, cây gỗ lát. 

20 nam truoc
 

20 năm trước, ông Thiệp từng bị mọi người gọi là "khùng"  vì đi trồng những thứ cây không biết đến bao giờ cho gạo, cho tiền thì đến nay sau khi có khu rừng với nhiều loài gỗ quý giá trị cả tỷ bạc, mọi người ai cũng đều cảm phục ý chí, nghị lực của ông.

Do đã điện thoại hẹn trước nên khi chúng tôi đến ông Thiệp đã ra tận quốc lộ 6 đón. Trong ngôi nhà khang trang mới xây, rót ly trà mời chúng tôi, ông Thiệp khoát tay ra khu rừng xanh ngút ngàn đằng sau nhà và nói với giọng thấp thỏm: "Thời tiết khô hạn quá! Đã mấy tuần nay chưa đêm nào tôi được yên giấc. Đêm nào 2 vợ chồng tôi cũng bồn chồn và lo lắng vì sợ thời tiết khô hanh thế này dễ gây cháy rừng. Bởi bao tâm huyết của gia đình tôi đều dồn hết vào cánh rừng với hàng ngàn cây gỗ quý này". 

20 nam truoc
 

Theo ông Thiệp, đã có người sẵn sàng trả tiền tỷ để mua diện tích rừng trồng toàn các loài gỗ quý như nghiến, lát, tếch...nhưng ông vẫn không chịu bán.

Tiếp tục câu chuyện với chúng tôi, ông Thiệp kể: "Năm 1996, Đảng và Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ dân sinh sống gần rừng, tôi đã mạnh dạn nhận 18ha để chăm sóc và bảo vệ. Khi đó, rừng ở 2 núi đằng sau nhà chủ yếu đồi trọc, cây bụi và dây leo, những cây gỗ nghiến cổ thụ người ôm không xuể gần như bị phá hết, chỉ còn lại các cây nghiến con to bằng cổ tay". 

20 nam truoc
 

Ông Thiệp cho biết, lúc mới trồng cây lát chỉ to bằng gần cổ tay, nhưng đến nay, các cây gỗ lát đã có chu vi gần 40cm.

Sau khi được giao rừng, ngày ngày ông Thiệp lại ngược dốc lên núi, cứ chỗ nào trống là ông nhổ thêm cây nghiến  và mua thêm cây lát ở ngoài về trồng. Cứ như vậy, ngày qua ngày, ông Thiệp đã trồng được gần 1.000 cây gỗ nghiến; trên 1.300 cây gỗ lát.

"Trước đây, khu núi đá này toàn rừng cây gỗ nghiến, tôi cứ nghĩ trồng xong sẽ sống hết nhưng không biết kiểu gì trong số cây nghiến tôi trồng chỉ sống được một nửa, còn cây lát thì sống gần hết" - ông Thiệp nhớ lại. 

20 nam truoc
 

Một trong những cây tếch to lớn do chính tay ông Thiệp trồng.

Ông Thiệp cho biết: "Năm 2002, 18ha rừng được giao cho gia đình tôi chính được cấp sổ đỏ. Lúc này, tôi mua thêm cả nghìn cây tếch và cây gỗ lõi thọ về trồng. Sau hơn 20 năm trồng và chăm sóc, đến nay, số lượng cây nghiến, cây lát to nhất cũng đạt chu vi khoảng 40cm; còn lại cây tếch, lát cũng to bằng thân người trưởng thành. 

20 nam truoc
 

Khu rừng tếch của gia đình ông Thiệp hiện đã to bằng vòng tay người ôm, thân cây thẳng tắp như những cột chống trời.

Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Thiệp ngỏ ý mời chúng tôi ngược dốc lên núi để mục sở thị khu rừng gỗ quý của ông. Khoảng 15 phút leo con dốc thẳng đứng như lên trời, trước mắt chúng tôi là cả khu rừng xanh. Các loài cây gỗ quý đều có thân cây to và đều thẳng tắp như những cột chống trời.  

20 nam truoc
 

Hiện, ông Thiệp có 1.200 cây lát, 500 cây nghiến và hơn 4.000 cây tếch, cây gỗ lõi thọ. 

Sải những bước chân thoăn thoắt ôm lấy một cây to bằng thân người, ông Thiệp tự hào bảo: Toàn bộ khu này là cây lõi thọ, dưới tán tôi trồng cây sa nhân; phía trên khu trồng cây lõi thọ là khu trồng cây tếch,cây lát và ở tít trên đỉnh núi đá kia là cây nghiến. Tất cả những cây này đều có tuổi từ 18 năm trở lên. Khoảng 10 năm nữa, cây lõi thọ và tếch đủ thời gian khai thác, cả khu này giá thấp nhất cũng từ 5 tỷ đồng trở lên. 

20 nam truoc
 

Từ chỗ chỉ là đồi trọc, đến nay vào tay ông Thiệp, rừng đã được phục hồi và phủ kín màu xanh của nhiều loài cây gỗ quý.

Bên cạnh đó, khu rừng của ông Thiệp thuộc lưu vực sông Đà, mỗi năm, cứ "đều như vắt chanh" ông lại bỏ túi 9 triệu đồng từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng từ ngành chức năng.

"Mùa hanh khô, cán bộ kiểm lâm lo gấp 10 lần thì tôi lo gấp 100 lần bởi nếu xảy ra cháy rừng tôi là người thiệt hại hơn cả. Ngày nào tôi cũng phải tuần rừng 24/24. Những ngày bận quá thì phải móc hầu bao ra thuê người khác trông coi hộ, nếu xảy ra cháy là mất ăn ngay..." - ông Thiệp bộc bạch.

Trước khi chia tay chúng tôi, đứng dưới tán rừng gỗ quý cao vút tỏa bóng mát, ông Thiệp quả quyết: "Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục chăm sóc, bảo vệ tốt khu rừng của mình và trồng mới thêm những diện tích đất trống còn lại để khôi phục những cánh rừng nguyên sinh trước đây. Qua đó, góp phần giữ gìn "lá phổi xanh" chung cho mọi người...". 

Cụ ông Sài Gòn hơn 40 năm ăn ngủ cạnh hàng chục ngôi mộ

Cụ ông Sài Gòn hơn 40 năm ăn ngủ cạnh hàng chục ngôi mộ

 Chiếc giường ngủ của ông Mỹ đặt cạnh những ngôi mộ, ngăn cách nhau bởi một bức tường.  

Theo Dân Việt