“Con cầm cái xúc xích rồi liếm môi chép miệng khen "ngon quá", chỉ dám liếm liếm cái xúc xích, bố bảo ăn cũng mãi không ăn, chắc tại sợ ăn sẽ hết mất”, bố Sâu viết.

Mong con có một Trung thu đúng nghĩa

Sắp Trung Thu rồi nhỉ, cứ đến mùa Trung Thu lại nhớ thời trẻ con lúc nào cũng háo hức chờ đón phá cỗ. Những mâm cỗ Trung Thu thời ấy là ký ức tuổi thơ cùng đám bạn trong xóm, mỗi đứa đóng góp một vài món rồi xúm xít cùng nhau bày cỗ: nào là chó bưởi, hồng ngâm, rồi bánh nướng bánh dẻo (hồi đó mà mua được bánh có nhân thập cẩm là xa xỉ rùi). Cả bọn vừa ngắm trăng phá cỗ vừa chơi trò chơi và hát hò vang trời, vui cực.

{keywords}

Cựu người mẫu Thúy Hạnh và hai con gái.

Cuộc sống phát triển, trẻ con không được có những niềm hạnh phúc đơn sơ của những đêm phá cỗ Trung Thu như thế. Suli và Suti đã bắt đầu hiểu và biết về Trung Thu được vài năm, nhưng hai bé chưa từng được đón một đêm Trung Thu đúng nghĩa như thời của ba mẹ, mặc dù ba mẹ cũng cố gắng cho các con đi chơi và mua sắm dịp này rồi.

(Cựu người mẫu Thúy Hạnh viết cho hai con gái Suli, Suti)

Cố lên con trai!

Con rất thích ăn xúc xích này, bim bim này, nước ngọt này, thịt xiên nướng này, sữa này, xem hoạt hình và điện thoại này. Giờ thì phải kiêng tất cả rồi... cô giáo và các chuyên gia bảo thế.

Mới được gần 2 tuần thôi...

Đầu tiên là xúc xích, tại hôm đó đi xe khách con mệt nên khi con đòi ăn bố đành phá lệ mua cho con 1 lần. Con cầm cái xúc xích rồi liếm môi chép miệng khen "ngon quá", chỉ dám liếm liếm cái xúc xích, bố bảo ăn cũng mãi không ăn (chắc tại sợ ăn sẽ hết mất).

Hôm trước con được dì cho chai C2, bố cũng phá lệ cho con uống. Mỗi lần con uống 1 tí thôi rồi lại cất đi, đến tận hôm sau vẫn còn nước mà nắp thì bị mất thế là con đi tìm cái nắp chai lavie nắp lại cẩn thận rồi lại cất đi để dành.

{keywords}

Bé Sâu - con trai anh Nguyễn Cường.

Sữa thì vẫn được uống nhưng bị hạn chế mà chỉ được uống sữa không đường. Con thèm lại xin bố "cho con uống 1 tí thôi". Bố không cho là cũng tự biết thân không đòi nữa mà quay ra “bố ơi con đói lắm” (bố biết bài rồi phả chịu thôi).

Hoạt hình, điện thoại thì cứ thấy ai xem là phải ngó vào 1 tí. Thấy bố lườm là lại giả vờ quay đi. Lâu lâu lại “bố ơi con ngoan rồi..! Cho con xem 5 phút thôi".

Hôm nay con đi công viên chơi, có bạn mang theo bim bim đi ăn rồi làm vãi cả bim bim xuống cỏ gần con. Vậy mà con đang ngồi chơi bập bênh với bố nhảy luôn xuống vồ lấy bim bim dưới đất cho luôn vào mồm. Bố quát mà con vẫn cố cho nốt cái bim bim còn lại vào miệng ăn... vừa giận lại vừa thương..

Cố lên con trai..! Đợi khi nào hết kiêng cái gì bố mẹ cũng sẽ chiều con.

(Bố Nguyễn Cường viết cho con trai 5 tuổi đang phải ăn kiêng để chữa bệnh)

Con là động lực nấu nướng của mẹ

Mẹ 2 hôm nay tập cho em ăn cơm, cũng bát cũng thìa. Mẹ cho cơm xíu xíu, ít thịt ít rau cắt nhỏ. Em thấy được tự xúc hào hứng lắm luôn, cầm thìa ngoáy cơm các kiểu để cho lên miệng (mỗi tội dùng tay trái, mẹ đang thắc mắc quá), em xúc khá gọn, tuy nhiên mỗi bữa ăn em như một cuộc chơi nên 15 phút đầu ăn rất gọn không rơi miếng nào xuống đất, tay phải kết hợp bốc thức ăn. Còn sau đấy cơm lấm lem cả mặt và quần áo, vương vãi...

{keywords}

Chị Nhật Trang và con gái.

Mẹ biết sau mỗi bữa ăn là dọn dẹp mệt nghỉ đây, nhưng mà vui và thú vị... Mẹ để con tự khám phá mới biết được con đã biết xúc ăn, tuy còn vụng về... Thấy con ăn cơm thật vui, mẹ lại có động lực nấu nướng! Hôm nào cũng đi chợ sáng cho thật tươi ngon. Thành ra bố con lại được ăn cơm ké. Mẹ hi vọng sau 1 tháng nữa thành quả sẽ ngọt ngào con à.

(Chị Vũ Hồng Nhật Trang viết cho con gái)

Liệu mẹ có hạnh phúc khi con phải khóc?

Những ngày qua, mỗi lần gọi điện thoại cho mẹ bạn Cừu vẫn hay cười. Ban ngày, bạn rất vui, đi học ngoan. Tối nay mẹ nói chuyện với Cừu gần 1 tiếng, bạn thấy nhớ mẹ hơn mọi hôm và khóc.

Mẹ tự hỏi, mẹ có thể được dồn hết thời gian và tâm trí để chiến đấu với những cuốn sách kinh tế bằng tiếng Anh hàng nghìn trang, những bài tập và các con số đầy rắc rối để Cừu ở nhà cho người khác chăm sóc.

Mẹ Cừu tự hỏi, mẹ có nên cảm thấy hạnh phúc ở đây, tận hưởng quãng thời gian được sống với những đam mê của mình, hạnh phúc với sự quan tâm của bạn bè, khi mà ở nhà, Cừu phải khóc vì nhớ mẹ.

Việc đưa Cừu sang sẽ không thể sớm như dự định. Đêm nay, mẹ vẫn đang học và tự hỏi, mẹ nên làm gì?

(Mẹ Cừu từ Hàn Quốc viết cho con gái ở Việt Nam)

K. Minh (tổng hợp)