Ngày 23/1 mới là ngày chính tiễn “ông Công, ông Táo” về trời, nhưng ngay từ chiều tối 22/1, nhiều người dân Thủ đô Hà Nội đã làm lễ phóng sinh cá chép. Người dân quan niệm rằng, thả cá chép đỏ trước 1 ngày để ông Táo về chầu trời sớm, tránh tình trạng “tắc đường”.

Theo tín ngưỡng, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo chuyện bếp núc và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vì thế mà cứ đến dịp Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng và thả phóng sinh cá chép ra sông hay ao, hồ... với ngụ ý “cá hóa long” (nghĩa là cá sẽ hóa rồng) để Táo quân cưỡi vượt vũ môn lên thiên đình.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi lại cảnh người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

 

{keywords}

Ngay từ chiều ngày 22/1, nhiều người dân đã làm lễ hóa vàng, ra Hồ Tây thả cá chép đỏ để ông Táo về chầu trời sớm.

 

 

{keywords}

Theo quan niệm dân gian, cá chép đỏ là phương tiện đi lại chính của ông Táo khi về trời.

 

 

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Lan, 50 tuổi, ở quận Tây Hồ mang 8 con cá chép đỏ ra phóng sinh ở Hồ Tây. Bà Lan cho hay, do ngày mai gia đình về quê ở Hà Nam nên bà làm lễ thả cá chép đỏ trước 1 ngày.

 

 

{keywords}

Bà Trần Thúy Nga, 55 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm làm lễ phóng sinh cá chép đỏ ở Hồ Tây. Bà Nga quan niệm rằng, thả cá chép đỏ trước 1 ngày, ông Táo sẽ được về chầu trời sớm, không gặp phải cảnh “tắc đường”.

 

 

{keywords}

Nhân dịp thả cá chép tiến Táo Quân "về trời", ngay từ ngày 22.1.2014 (tức 22 tháng Chạp, Âm lịch) nhiều gia đình đã đưa con nhỏ theo và thả cá với mục đích giáo dục các em về tín ngưỡng tốt đẹp của cha ông cũng như tình yêu đối với thiên nhiên.

 

 

{keywords}

Em Đăng Thanh Tùng (5 tuổi) cùng bố mẹ ra Hồ Tây phóng sinh cá chép đỏ.

 

 

{keywords}

Một em gái theo bố mẹ ra thả cá chép ở Hồ Tây

 

 

{keywords}

 

{keywords}

Được thả cá về với hồ tự nhiên khiến các em nhỏ thích thú.

 

 

{keywords}

Tại Hồ Gươm, nhiều người dân cũng mang cá chép đỏ ra phóng sinh.

 

 

{keywords}

Anh Trần Văn Tùng, 35 tuổi (ở Phúc Xá, quận Ba Đình) vì bận công việc làm ăn nên anh đã làm lễ cúng ông Táo trước 1 ngày. Anh Tùng mang hai đôi cá chép đỏ ra phóng sinh ở sông Hồng.

 

 

{keywords}

Sau khi làm lễ hóa vàng, người dân thường mang hương và tro tàn rắc xuống nước với mong muốn mọi điều ước nguyện sẽ thành hiện thực

 

 

{keywords}

 

 

{keywords}

Sau khi làm lễ hóa vàng, người dân thường mang hương và tro tàn rắc xuống nước với mong muốn mọi điều ước nguyện sẽ thành hiện thực

 

 

{keywords}

Để bảo vệ môi trường, nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ra cầu Long Biên dâng cao khẩu hiệu “Thả cá xin đừng thả túi nilon”.

 

 

{keywords}

 

 

 

 

 

{keywords}

Tuy nhiên, tại khu vực Hồ Tây, nhiều người dân sau khi mang cá chép phóng sinh đã vất rác bừa bãi, gây ô nhiễm nguồn nước.

 

Mâm cỗ cúng ông Táo 6 triệu, chị em công sở đổ xô đi đặt

Mâm cỗ cúng ông Táo 6 triệu, chị em công sở đổ xô đi đặt

Bà Lanh cho hay, chi phí cho mỗi mâm cỗ dao động từ 1 triệu đến 3 triệu tùy theo nhu cầu của gia đình. Riêng những mâm cỗ VIP có giá lên tới 6 triệu đồng.

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm nhỏ, tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia chủ.

 

(Theo Khampha.vn, Dân Việt)