Chỉ cần 4 phút chế biến mì cùng các loại thịt, rau củ mọi người đã có thể thưởng thức một bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng và thơm ngon.

Mì ăn liền vốn là một món ăn mang tính đại chúng, gắn liền với hơi thở của cuộc sống hiện đại. Nhắc tới mì ăn liền, mọi người sẽ nghĩ tới hình ảnh của tô mì úp nước nóng trong 3 phút, gắn liền với những bữa ăn xế chiều của dân văn phòng hay bữa ăn “cứu đói” vào đêm khuya.

Tuy nhiên, trong lần ra mắt vừa qua, thương hiệu mì ăn liền không chiên dạng nấu Gochi của Acecook Việt Nam đã mang đến cho người tiêu dùng cơ hội trải nghiệm “nghệ thuật nấu” và thưởng thức mì vô cùng độc đáo, trong một không gian đậm chất Nhật Bản.

{keywords}
Sự kiện ra mắt sản phẩm mì không chiên dạng nấu Gochi thu hút được sự quan tâm và tò mò của đông đảo người tiêu dùng


Nghệ thuật “ăn mì” trong nhịp sống hiện đại

Nói đến nghệ thuật chính là sự tỉ mỉ, cầu kỳ. Nghệ thuật từ món ăn của người Nhật cũng vậy. Trong mỗi một món ăn, người Nhật luôn đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe từ khâu chuẩn bị đến khi tạo ra thành phẩm. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản không phù hợp với lối sống vốn ngày càng hối hả, “chạy nước rút” như hiện nay.

Để chứng minh cho một thực tế rằng nghệ thuật cũng đang thích ứng với cuộc sống hiện đại, Gochi đã đưa ra khái niệm về mì ăn liền không chiên dạng nấu, chỉ với 4 phút chế biến cùng các loại thịt, rau củ sẽ có được bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng và thơm ngon.

Tham gia tại sự kiện, nhà văn - food blogger Nguyễn Ngọc Thạch cũng đã khẳng định Gochi hội tụ đủ yếu tố để xem nhưmột bữa ăn hoàn chỉnh, và hơn hết là vô cùng nhanh gọn trong chế biến.

{keywords}
Nhà văn - Food blogger Nguyễn Ngọc Thạch lý giải về tính nghệ thuật trong ẩm thực Nhật và hướng dẫn cách chế biến món mì “4 phút” Gochi


Được biết, sợi mì không chiên của Gochi được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, mang lại khẩu cảm rất riêng, rất độc đáo. Đặc trưng của sợi mì chính là khi được nấu cùng với rau, thịt hoặc các loại nguyên liệu khác, vị ngọt từ nguyên liệu sẽ dễ dàng thấm sâu vào sợi mì, tạo vị ngon khác biệt.

Với điểm nổi bật là tròn, dai, mỗi một sợi mì khi được nấu chín và thưởng thức sẽ tạo nên khoảnh khắc ẩm thực trọn vẹn, thơm ngon và đậm vị, cũng như mang lại thực cảm ngon như mì tươi mà từ trước giờ chưa từng có.

{keywords}
Khán giả thích thú với sự hướng dẫn nấu mì tận tình và tỉ mỉ của nhà văn Ngọc Thạch


Là một trong những khán giả được tự tay nấu và thưởng thức mì Gochi, chị Linh cho biết: “Ăn mì dường như là thói quen của nhiều người Việt để tiết kiệm thời gian và công sức chế biến. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo tiêu chí nhanh - gọn, Gochi mang đến một bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng rất phù hợp với nhịp sống hiện đại”.

{keywords}
Các khán giả hào hứng tham gia nấu ăn và dùng thử mì Gochi


Ẩn sau một món ăn còn là văn hoá cảm ơn

Không chỉ là một món ăn, Gochi còn chứa đựng thông điệp nhân văn, mang đậm nét văn hoá từ Nhật Bản.

Theo đó, Gochi có nguồn gốc từ câu “Gochisosama”, lời cảm ơn sau mỗi bữa ăn ở Nhật Bản có kết hợp với động tác chắp tay thể hiện sự biết ơn đến những người đã góp phần làm nên món ăn. Thông qua đó, Gochi mong muốn truyền tải thông điệp “Hãy nói GOCHI trước và sau một bữa ăn” như lời cảm ơn chân thành.
Ông Takada Takeshi - Trưởng Bộ phận Quản lý Marketing Công ty Acecook Việt Nam phát biểu tại sự kiện: “Ở Gochi là sự hội tụ của cả văn hoá, ẩm thực cùng triết lý nhân sinh sâu sắc”.

{keywords}
Gochi mang đến nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản: chắp tay và nói Gochi như một lời cảm ơn trước và sau bữa ăn.


Có thể thấy, với nghệ thuật nấu mì 4 phút cùng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, Gochi đem đến người tiêu dùng trải nghiệm ẩm thực độc đáo cùng bữa ăn hoàn chỉnh và dinh dưỡng.

Thúy Ngà