- Làm thế nào để bảo quản thực thẩm hàng ngày luôn tươi ngon và lâu hơn? Chỉ cần biết đến 10 mẹo vặt sau đây, bạn sẽ không phải lo thực phẩm không tươi nữa rồi.

1. Nho + dây treo

Bình thường, nơi bảo quản nho tốt nhất là ngăn trong cùng của tủ lạnh. Nên chọn mua nho cuối mùa, và giữ làm sao để chúng chạm vào nhau càng ít càng tốt. Bạn có thể trữ nho trong thời gian dài nếu bạn treo chúng trong một căn phòng tối khô ráo và thoáng mát.

2. Cách bảo quản táo bằng giấy gói

Nên chọn táo vừa chín tới và giữ nguyên lớp sáp bên ngoài để giúp bảo vệ táo khỏi nấm mốc. Cẩn thận bọc những quả nguyên lành với giấy xi-măng, không dùng giấy báo. Nếu muốn trữ táo số lượng lớn, bạn có thể trải táo ra và che từng tầng quả với một lớp giấy. Cất chúng ở nơi tối, thoáng mát và cách càng xa khoai tây càng tốt.

3. Dưa hấu + lưới, tro, đất sét, hoặc rơm

Dưa hấu tốt nhất nên được bảo quản trong hầm ở nhiệt độ khoảng 2 độ C. Nếu không có điều kiện, bọc dưa trong vải, treo trong lưới hoặc đặt trên kệ, nhồi rơm bao xung quanh. Bọc dưa hấu bằng đất sét hoặc sáp, hay đặt trong thùng đựng tro cũng là một cách. Dưa hấu bảo quản được lâu hơn trong bóng tối, trên đệm mềm, thỉnh thoảng lật qua lại.

4. Các loại quả mọng + giấm + nước

Hòa giấm táo và nước với tỉ lệ 1:10. Rửa các loại quả mọng như dâu tây, việt quất trong dung dịch này, để ráo nước rồi đặt vào bát có lót giấy, để trong tủ lạnh. Dung dịch rất loãng nên sẽ không có vị giấm mà dâu vẫn có thể bảo quản được lâu.

{keywords}

5. Hành lá + chai + tủ đá

Một cách đơn giản để bảo quản hành lá là rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ và cất trong chai nhựa. Hành cần để thật khô ráo trước khi cho vào tủ đá. Nếu làm đúng, bạn có thể bảo quản hành lá theo cách này tới nửa năm.

6. Rau xanh + nước + túi bóng (túi nilon)

Dễ dàng bảo quản rau xanh như mùi, cải bằng cách nhúng phần rễ ngập trong một bát nước và bọc túi nilon lên trên, đặt ở nơi thoáng mát.

7. Cần tây, súp lơ, xà lách + giấy bạc

Cách bảo quản cực kỳ đơn giản: chỉ cần bọc hoàn toàn cần tây, súp lơ hoặc rau xà lách trong giấy thiếc. Chúng sẽ được giữ tươi trong 2-3 tuần, thậm chí lâu hơn.

8. Nấm + hộp kín, bát tô hoặc túi giấy

Rửa nấm thật nhanh vì chúng rất hút nước. Đặt nấm trên khăn giấy, cắt bỏ các phần bị hư hỏng. Thấm khô nấm, đặt vào túi giấy, hộp gỗ, hoặc bát có lót khăn ăn rồi cất vào tủ lạnh.

9. Cá + ướp đá

Không nên bỏ cá vào túi nilon khi cá còn sống, trước hết hãy sơ chế và đánh vảy. Tủ lạnh bình thường không thể giữ cá tươi, hãy cho cá vào thùng đá, chúng sẽ được bảo quản nguyên vẹn tới 2-3 ngày.

10. Thịt + rau thơm

Không cần tủ lạnh, bạn có thể giữ thịt tươi 4-6 ngày bằng cách đắp lá ngải cứu xung quanh miếng thịt, quấn thêm một miếng vải đã ngâm giấm, và để trong chảo hoặc hộp gỗ. Đậy nắp chặt và chôn xuống đất (độ sâu khoảng 20cm). Rửa sạch thịt bằng nước trước khi nấu. Nếu có tủ đá, hãy bọc thịt trong giấy bạc rồi bỏ vào.

Chắc chắn bạn sẽ trở thành những người vợ đảm đang, giỏi giang trong cồn việc bếp núc khi áp dụng các mẹo vặt hay bên trên, giúp các món ăn luôn tươi ngon, hấp dẫn.

Dương Thị Uyên (tổng hợp)

Một số mẹo vặt chống say tàu xe trong mùa du lịch lễ hội

Một số mẹo vặt chống say tàu xe trong mùa du lịch lễ hội

Chỉ với một vào thao tác nhỏ, các bạn đã có thể chống lại triệu chứng say tàu xe khá bất tiện trong những ngày du lịch lễ hôi này.

16 mẹo vặt giúp việc nhà 'dễ thở' hơn

16 mẹo vặt giúp việc nhà 'dễ thở' hơn

Chỉ cần vận dụng một chút trí sáng tạo của bản thân và một số dụng cụ đơn giản, giá "bình dân", chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ vấn đề.

15 mẹo vặt gia đình cực hay mà ai cũng nên biết

15 mẹo vặt gia đình cực hay mà ai cũng nên biết

Dưới đây là 15 mẹo vặt hay trong cuộc sống sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian cho công việc gia đình.