GS.TS Nguyễn Gia Khánh hiện là Chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam. Tại buổi ra mắt sản phẩm mới của Công ty Abbott Việt Nam chiều ngày 22/7, ông cho biết, hiện nay, số trẻ em thấp còi, thừa cân, béo phì ở nước ta đang ở mức báo động.

Theo số liệu thống kê của Hội nhi khoa Việt Nam, hiện thế giới có 41 triệu trẻ em thừa cân, béo phì, 52 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng, 36 triệu trẻ nhẹ cân và có đến 87 triệu trẻ em thấp còi.

{keywords}
Giáo sư Khánh phát biểu tại buổi họp báo ra mắt sản phẩm mới của Công ty Abbott Việt Nam. Ảnh: T.A.

Còn theo số liệu ở nước ta vào năm 1999, trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 38,7%, đến năm 2007 là 33,9%, và đến năm 2017 là 23,8%. Có nghĩa, trung bình cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Việt Nam đặt mục tiêu cải thiện chiều cao trung bình vào năm 2030 là 168,5 cm đối với nam và 157,5 cm đối với nữ. Hiện nay, chiều cao trung bình của nam giới là 163,7 cm, ở nữ là 153 cm. Chiều cao trung bình của nước ta thấp hơn với Malaysia, Singapore, Thái Lan...

Giáo sư Khánh cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị thấp còi, trong đó, nguyên nhân chính là do thiếu hụt dinh dưỡng từ nhỏ. Một đứa trẻ bị thiếu cân, thấp còi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển thể chất, hoạt động, thiếu tự tin, mặc cảm khi trưởng thành, vì thế, cha mẹ cần phải có phương pháp bổ sung dưỡng chất, chế độ dinh dưỡng cho con ngay từ lúc còn nhỏ để trẻ phát triển cân đối. Ngoài bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm cho trẻ, cha mẹ nên chọn loại sữa phù hợp để con mình được phát triển thể chất toàn diện.

Vị giáo sư cũng cho rằng, một đứa trẻ bị béo phì, thừa cân cũng đáng lo ngại. Cha mẹ phải quan tâm, hiểu đúng về vấn đề này. Hiện nay, nhiều cha mẹ thích con mũm mĩm, nên cứ ép con ăn. Khi thấy trẻ gầy đi một chút là cho rằng con bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. 

Ông kể, ông từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ phát triển bình thường nhưng cha mẹ cho rằng bị gầy, thiếu dinh dưỡng. ‘Họ đưa con đi khám, một hai khẳng định con bị thiếu cân. Tôi nói, chiều cao và cân nặng của bé như vậy là bình thường, nhưng họ không tin. Họ nói, một đứa trẻ phải mũm mĩm mới bình thường. Tôi phải cho đứa trẻ đi cân, đo chiều cao, đối chiếu thông số theo quy định họ mới tin’, vị giáo sư nói và cho biết, cân nặng của đưa trẻ có bình thường, đủ hay không là phụ thuộc vào chiều cao, các số đo và lứa tuổi của trẻ.

Giới trẻ Trung Quốc đua nhau đi thẩm mỹ trước khi vào đại học

Giới trẻ Trung Quốc đua nhau đi thẩm mỹ trước khi vào đại học

Sau khi kết thúc bậc phổ thông, nhiều người trẻ Trung Quốc tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ với hi vọng tăng cơ hội trong tình yêu, sự nghiệp.

Diệu Thuần