- Dù không phải ngày nghỉ nhưng các bà nội trợ đảm vẫn tranh thủ dậy sớm trước giờ đi làm và giờ nghỉ trưa để chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo tươm tất.

 

 

{keywords}
Mâm cơm cúng tươm tất của chị Nguyễn Việt Hà có gà luộc, nem rán, rau củ luộc, măng, miến, hành muối, bánh chưng, xôi gấc.

 

{keywords}
Để chuẩn bị cỗ không tốn nhiều thời gian, bí quyết của chị Hà là sơ chế các loại nguyên liệu, sau đó luộc gà trước, trong lúc luộc gà thì cuốn nem rán. Tiếp đến là xào lòng gà, xương sườn, măng. Trong lúc ninh măng thì rán nem. Ninh măng xong thì nấu miến (bằng nước gà) và luộc rau củ. Chị Hà chia sẻ thêm rằng, món nem rán là món truyền thống nhưng nếu ít thời gian có thể thay bằng tôm tẩm bột rán, giò xào hoặc giò nạc.

 

{keywords}
Cũng chỉ tranh thủ chút thời gian rảnh nhưng mâm cỗ cúng của chị An An vẫn đầy đủ các món truyền thống như bánh chưng, gà luộc, nem rán.

 

{keywords}
Mâm cỗ cúng tươm tất của chị Ngà Nguyễn.

 

{keywords}
Dành 3 tiếng cả đi chợ và nấu nướng, vừa nấu vừa trông con nhỏ 4 tháng tuổi, chị Đỗ Hồng Thủy chuẩn bị được 2 mâm cỗ cúng như thế này. Mâm cỗ gồm có thịt chiên xù, bánh chưng, gà luộc, khoai lệ phố, trứng hấp vân, dứa xào lòng gà, canh bí, nộm thập cẩm và cơm.

 

 

{keywords}
Vì phải đi làm xuyên trưa đến 5h30 chiều mới về nên chị Phạm Mai Hương quyết định cúng ông Công ông Táo vào sáng sớm. 7h30 sáng nhà chị đã cúng xong và ngồi vào bàn thưởng thức. Để chuẩn bị mâm cơm cúng trong khoảng 1,5-2 tiếng buổi sáng, kinh nghiệm của chị Hương là đi chợ từ hôm trước đặt gà, nem gói gói sẵn từ hôm trước, các món mặn như nem chua rán, bò ngâm mắm chua ngọt cũng làm từ hôm trước.

 

 

{keywords}
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. (Ảnh fb Nguyễn Ngọc Xuân)

 

 

{keywords}
Vì Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. (Ảnh fb Ngà Nguyễn)

 

 

{keywords}
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…hay lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc… để tiễn Táo Quân. (Ảnh fb Khuyên Vũ)

 

 

{keywords}
Cá chép sống hoặc bằng giấy là đồ lễ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo. (Ảnh fb Nguyễn Ngọc Xuân)

 

 

 

{keywords}

 

{keywords}

Mâm cỗ nhà chị Nguyễn Ngọc Xuân

 

Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Để chuẩn bị cho nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời được đầy đủ, chu đáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trịnh Sinh cũng đưa ra một số lưu ý...

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm nhỏ, tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia chủ.

Văn khấn Táo Quân và những điều lưu ý

Văn khấn Táo Quân và những điều lưu ý

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về Trời. Ngoài việc chuẩn bị mẫm cỗ, lễ vật, văn khấn cũng là một khâu quan trọng.

K.Minh (tổng hợp)