Ý tưởng thu gom nắp chai đã sử dụng và tái chế để tạo nên những công trình ý nghĩa cho người dân đã được Tiger thực hiện hóa qua việc xây dựng nên chiếc cầu từ nắp chai đầu tiên tại Tiền Giang - cầu Kênh Năng Ấp 7.

Cây cầu thứ hai - cầu Kênh Hòa Bình - cũng đã được xây dựng tại An Giang và khánh thành vào tháng 9/2019 vừa qua. Những chiếc nắp chai nhỏ bé ngỡ như không còn công dụng gì, giờ đây khoác lên mình một sứ mệnh mới vô cùng ý nghĩa - nối gần những xa cách và tạo ra những thay đổi mới trong cuộc sống của người dân nơi đây.

{keywords}
 Những chiếc xe chất đầy hàng hóa, vật dụng di chuyển dễ dàng hơn kể từ khi có chiếc cầu mới

Từ ngày có cầu mới, việc di chuyển tại 2 huyện ở Tiền Giang trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Ở An Giang, hơn 2.300 hộ dân trong vùng đã không còn gặp khó khăn khi băng qua chiếc cầu cũ đã xuống cấp. Ai nấy đều hân hoan bởi cây cầu để đi lại hằng ngày giờ đây đã bớt gập ghềnh, cho họ hy vọng về một tương lai ít trắc trở và khởi sắc hơn.

Ông Đỗ Thanh Vân, người dân tại xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang không giấu được niềm tự hào xen lẫn niềm vui trong ngày khánh thành chiếc cầu Kênh Hòa Bình: “Trước đây cầu cũ rất yếu, chúng tôi chỉ có thể đi bộ qua, vô cùng bất tiện. Giờ thì chiếc cầu mới từ nắp chai tái chế rất kiên cố, an toàn. Nhìn bà con đi lại dễ dàng, dù là trong thời tiết mưa gió, tôi không còn thấp thỏm như xưa”.

{keywords}
 Cầu Kênh Hòa Bình giờ đây rộng rãi, kiên cố hơn rất nhiều

Chỉ với những chiếc nắp chai bé nhỏ vốn ít được lưu tâm, Tiger đã đầu tư nghiên cứu để biến chúng thành những vật liệu ý nghĩa, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Thời gian qua, nhờ hàng tấn nắp chai mà người dân đóng góp cũng như thu thập tại các điểm bán, những chiếc cầu vững chãi đã ra đời, giảm bớt gánh nặng cho môi trường và cải thiện đời sống của nhiều cộng đồng dân cư.

Để nối dài những hiệu ứng tích cực và kết quả tốt đẹp đã có, cùng mong muốn tiếp tục phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam, Tiger đã lên kế hoạch cho những chiếc cầu tiếp theo bằng nắp chai tái chế . Ngoài ra, Tiger cũng đang vận hành nhà máy bia với mô hình bảo vệ môi trường. Tại đây, 99% phế thải hoặc phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế, nước thải được xử lý 100% đạt tiêu chuẩn an toàn loại A, sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, giảm thải CO2 ra môi trường…

{keywords}
Vòng đời của những chiếc nắp chai bé nhỏ sẽ được tiếp tục, mang nhiều đóng góp ý nghĩa cho cuộc sống.

Việc cho ra đời những công trình bằng nắp chai tái chế không những góp phần nâng cấp điều kiện sinh hoạt, đi lại cho người dân, mà còn thể hiện rõ ràng hơn nỗ lực không ngừng của Tiger trong việc tạo ra một cuộc sống chất lượng, một môi trường xanh - sạch - đẹp hơn mỗi ngày.

Bằng việc đóng góp nắp chai đã qua sử dụng, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra những đổi thay tích cực cho cộng đồng và chung tay bảo vệ môi trường. Không chỉ là chiếc cầu tại Hóc Môn, nhiều công trình ý nghĩa và hơn thế nữa sẽ trở thành hiện thực nếu nhận được đông đảo sự ủng hộ từ người tiêu dùng.

Lê Hương