- Cơn bão chia sẻ “7 công việc đầu tiên- firstsevenjobs” của cư dân mạng vẫn không ngừng suy giảm, trong số đó nhiều người thuộc các thế hệ khác nhau cũng hào hứng thổ lộ quá khứ của mình. Có nhiều tiết lộ thú vị về sự khác biệt giữa các thế hệ.

Trào lưu 7 công việc đầu tiên 'càn quét' Facebook

Gần đây, trên Facebook đột nhiên “dậy sóng” trào lưu chia sẻ câu chuyện về 7 công việc đầu tiên trong đời của các độc giả mạng. Nhiều người, trong đó có cả những nhân vật nổi tiếng thích thú kể lại việc mình từng đi rửa bát, trông xe..

Một trong những phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, ông Buzz Aldrin, cũng nhiệt tình chia sẻ công việc đầu đời như rửa chén bát, hướng đạo sinh…

Hầu hết những người tham gia trào lưu này đều đồng tình cho rằng đây là cơ hội để mỗi người nhìn lại chặng đường mà mình đã đi, qua đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 

MC Trịnh lê Anh, giảng viên khoa Du lịch trường ĐH KHXH&NV bày tỏ: “Mặc dù tôi chưa biết gì về nguồn gốc trào lưu này nhưng tôi thấy khá thú vị. Tôi không ngạc nhiên khi có những trào lưu hay ho như thế này vì tôi ví facebook là mặt biển còn các trào lưu như những đợt sóng. Đây là đợt sóng rất tích cực, nó giúp cho các bạn trẻ nhận ra giá trị của cuộc sống.

{keywords}

MC Lê Anh

Rất hiếm thấy trào lưu nào đáng học hỏi như lần này và tôi xin biểu dương nó. Bên cạnh đó, tôi chưa thấy điều gì đùa cợt hay tiêu cực về đợt sóng này, mọi người đều chia sẻ những câu chuyện rất thật, chân thành, thấm thía. Nó không những giúp cho chúng ta soi lại bản thân mình mà giúp những ai đang bế tắc trong quá trình lập nghiệp, hay còn tâm tư chưa giải thoát được về định hướng cuộc sống, kiếm tiền để trở thành người như mong muốn của chính họ. Do đó đây là trào lưu hay và đáng khen ngợi”.

Nhà báo Nguyễn Ngân hiện công tác tại VTV cũng từng làm qua nhiều công việc “không liên quan” với nghề nghiệp hiện tại của chị như khâu nón lá, bán rau, với bà, quay len sợi, trông cửa hàng sách báo…

Chị cũng chia sẻ một công việc khá thú vị của mình, đó là đọc truyện cho bà của người quen nằm viện: “Đầu tiên mọi người nhờ tôi qua nói chuyện cho bà vui. Sau đó vì 2 ngày bà muốn qua 1 lần, đọc trong 1h nên người thân của bà muốn trả tiền. Về sau mấy người nhờ việc này nhưng tôi không làm nữa. Vì có hôm tôi ngủ trước cả bà”.

{keywords}

Nhà báo Nguyễn Ngân

Cũng theo nhà báo Nguyễn Ngân quan trọng hơn cả là chúng ta vẫn nên dành cho không gian của tuổi thơ những giá trị nuôi dưỡng tâm hồn vì "Cái gì chúng ta học được ở tuổi thơ thì luôn còn mãi...".

Có thể thấy, trong các chia sẻ về quá khứ “hào hùng” của mình trên Facebook, những bạn trẻ thuộc thế hệ cuối 8x, 9x hay thậm chí 10x đều có chung một khởi đầu là kiếm tiền khá sớm. 

Có bạn bắt đầu biết thu lợi từ những năm 10 tuổi, có bạn trải qua nhiều công việc ngay từ thời học sinh. Ở đây đã xuất hiện sự khác biệt rõ rệt với thế hệ 6x, 7x khi hầu hết các thành viên chỉ bắt đầu dấn thân vào đời khi đã là sinh viên hoặc tốt nghiệp ra trường.

{keywords}

Nhà văn Di Li

Lý giải về sự khác biệt này, nhà văn Di Li cho rằng: “Đất nước ta đang chuyển mình sang một xã hội tiêu dùng vì vậy ngày càng có nhiều ngành dịch vụ mới xuất hiện khiến những người trẻ dễ xin được việc làm hơn vì có đa dạng những công việc không cần gắn kết dài hạn, không cần quá nhiều kỹ năng và kinh nghiệm…Nhìn chung trước đây ít việc để làm, và toàn những công việc cần tính chuyên môn cao, không được đào tạo, không bằng cấp là không làm được. Giờ thì thời thế khác rồi…”.

Một đại diện của 9x là bạn Lý Quốc Thịnh, hiện đang công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, bày tỏ sự dễ hiểu về vấn đề này: “Càng về sau thì các thế hệ càng có điều kiện thuận lợi hơn để làm việc và tự khám phá năng lực bản thân thay vì phải tập trung phụ giúp gia đình so với những thế hệ đi trước. 

Sự thay đổi về điều kiện sống và phát triển công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng bởi các thế hệ 9x hay cả 10x có cơ hội tiếp cận Internet từ sớm và có thể bắt đầu những công việc đầu đời như cộng tác viên báo mạng, kinh doanh qua mạng, truyền thông…”.

{keywords}

Nhà báo Trần Việt Phương

Nhà báo Trần Việt Phương lại có cái nhìn sâu sắc hơn về giới trẻ hiện nay: “Tôi lại nghe thấy những ý kiến ngược lại. Đó là các bạn trẻ thế hệ về sau này không được năng động như thế hệ trước. Chưa có một thống kê cụ thể nào về vấn đề này nhưng tôi thấy một thực tế khá thú vị. Tôi nhìn thấy một bộ phận các bạn trẻ lười nhác, muốn sống sung sướng nhưng lười lao động, suy nghĩ đơn giản về cuộc sống và nghĩ rằng hào quang là dễ dàng đạt được.

Tuy nhiên, xung quanh tôi cũng có nhiều bạn trẻ khiến tôi bất ngờ về tư duy của họ. Tôi biết nhiều bạn trẻ nhà rất có điều kiện. Các bạn ấy hoàn toàn có thể sống dựa vào gia đình khi còn đi học và cả sau khi tốt nghiệp nhưng họ đã chọn cách tập sống tự lập. Họ tự đem xe máy đi đăng ký chạy Uber hay Grab và hoàn toàn không ngượng ngùng gì về điều đó…”.

Huy Tùng