{keywords}

Yohei đã cải tạo ngôi trường cũ thành dinh thự của riêng mình.

Ở Thung lũng Iya của Nhật Bản - một trong những vùng đẹp nhất nhưng hẻo lánh của đất nước, có một trường tiểu học đã bị bỏ hoang gần một thập kỷ nay. Nhưng khi Yohei Aoki đến, anh đã biến nó thành một dinh thự độc đáo của riêng mình.

Kể từ năm 2017, cựu nhân viên văn phòng Yohei Aoki, đã chào đón những du khách thích khám phá điều mới lạ đến qua đêm và thưởng thức cà phê pha tại quán của anh. Nơi đây vốn là một trong những lớp học cũ, được Yohei chuyển đổi thành quán cà phê có phong cách riêng và rất ấm cúng.

Vậy cơ duyên nào khiến Yohei sống trong một ngôi trường bỏ hoang?

Yohei từng là nhân viên văn phòng có thu nhập khá ổn, nhưng áp lực công việc khiến anh trở nên căng thẳng. Đúng lúc đó, một người bạn đã gợi ý anh đến vùng núi Shikoku để đi du lịch và khám phá vùng đất này. Cũng chính sau chuyến du ngoạn, Yohei nảy sinh ý tưởng sinh sống ở đây.

Ngôi trường bỏ hoang là vì trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số nghiêm trọng và tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị. Các thị trấn nhỏ ở vùng nông thôn bị bỏ hoang bởi người trẻ đua nhau chuyển đến các thành phố lớn như Osaka hay Tokyo để làm việc.

Dân số già và tỷ lệ sinh giảm, hiện tượng này được gọi là shoushikoureika, khiến hàng trăm ngôi làng đứng trước nguy cơ không có người ở. Theo ước tính, có khoảng 500 trường học ở Nhật Bản, chủ yếu nằm ở vùng nông thôn, đóng cửa mỗi năm vì không có đủ học sinh để duy trì hoạt động.

{keywords}

Ngôi trường bị bỏ hoang giờ đây đã trở thành một khách sạn cho những ai ưa khám phá.

Dự kiến đến năm 2040, tỷ lệ dân số ở nông thôn Nhật Bản ​​sẽ chạm mức thấp thứ 3 thế giới chỉ sau Bulgaria và Albania. Nhưng trong một nỗ lực mạnh mẽ, nhiều thị trấn đang tung ra các biện pháp khuyến khích nhằm lôi kéo người trẻ tuổi quay trở lại, chẳng hạn như cấp nhà ở miễn phí hoặc thuê nhà không mất tiền.

Chính quyền kêu gọi người dân, thậm chí là cư dân nước ngoài tới sinh sống ở những vùng nông thôn. Một số thị trấn thậm chí sẵn sàng trả tiền cho người dân sống ở đó để giúp hồi sinh ngành du lịch trong khu vực. Và vùng Shikoku với những người tiên phong như Yohei là một phần trong cuộc cách mạng này, mang lại những tia hy vọng mới cho Nhật Bản.

{keywords}
Một tấm ảnh trong album lưu niệm của trường.

Mặc dù ga xe lửa gần nhất cách đó 1 giờ đi bộ, nhưng không gian biệt lập của Yohei chắc chắn có sức hấp dẫn riêng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên toàn cầu.

Trường Tiểu học Deai cũ sau khi được cải tạo có tên gọi mới là Haretoke Design Hostel. Người yêu cà phê và âm nhạc có thể tới đây để thưởng thức không gian. Họ cũng có thể tìm hiểu về những bí mật của vùng núi huyền bí này như một phần trong công cuộc thu hút du lịch bằng các sản phẩm độc đáo.

Mặc dù các dịch vụ ở Haretoke Design Hostel bị hạn chế do dịch bệnh, nhưng việc đặt phòng hiện đã được mở trở lại thông qua trang web hoặc trên ứng dụng Airbnb. Giá qua đêm ở các phòng riêng hoặc phòng ngủ tập thể nhìn ra núi thấp nhất là 24 USD/đêm (543 nghìn đồng).

{keywords}

Vẻ đẹp của núi Shikoku - quang cảnh mà các du khách có thể phóng tầm nhìn từ ngôi trường bỏ hoang

Trong thời gian hoạt động bình thường, quán cà phê thường phục vụ bánh pizza tươi và bánh ngọt tự làm. Yohei có sẵn cà phê để bán trên mạng nhưng hiện không giao hàng bên ngoài Nhật Bản.

Yohei cũng là thành viên của một nhóm người trẻ đang giúp tái sử dụng một ngôi trường bỏ hoang khác gần đó, nằm ở tỉnh Tokushima. Theo kế hoạch, ngôi trường này sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng cho khách du lịch, trong đó có không gian dành cho các buổi hội thảo, phòng spa và không gian cắm trại ngoài trời.

Đăng Dương (Theo Messy Nessy Chic)

Ngôi nhà bỏ hoang suốt 26 năm, cảnh bên trong khiến người xem kinh ngạc

Ngôi nhà bỏ hoang suốt 26 năm, cảnh bên trong khiến người xem kinh ngạc

Bộ ảnh chụp ngôi nhà bỏ hoang từ năm 1995 khiến người xem kinh ngạc khi hầu hết đồ đạc và thiết kế vẫn còn nguyên vẹn.