{keywords}
Ảnh minh họa: Reuters

Cô gái 18 tuổi có biệt danh là Xiao Hong này đã tuyên bố trong di chúc rằng, cô sẽ để lại số tiền tiết kiệm hơn 20.000 nhân dân tệ (hơn 70 triệu đồng) cho một người bạn đã từng giúp đỡ và động viên cô rất nhiều khi cô đau buồn.

“Tôi không biết khi nào cái chết sẽ đến. Tôi khá lo lắng khi viết di chúc. Nhưng bây giờ, tôi không còn bận tâm nữa và tôi sẽ sống cuộc sống của mình một cách nghiêm túc hơn”, cô gái chia sẻ.

“Nó đánh dấu một sự khởi đầu mới”.

Xiao Hong cho biết, cô sẽ xem xét việc sửa di chúc và thêm vào những người thừa kế khác khi tài sản của cô lớn hơn.

Theo thống kê của Trung tâm Đăng ký Di chúc Trung Quốc, tính đến cuối tháng 10/2019, có tổng số 236 người sinh sau năm 1990 đã tới trung tâm này đăng ký.

Hầu hết những người lập di chúc đều để lại tài sản cho cha mẹ.

Một trong số đó là Tang Yu (biệt danh), một chuyên gia tài chính 26 tuổi.

“Mỗi khi nghe tin một người trẻ đột ngột qua đời, hoặc khi đi máy bay gặp những đoạn rung lắc dữ dội, tôi lại thấy sợ hãi”. Điều đó đã khiến anh nghĩ tới cái chết.

Tang quyết định lập di chúc để lại tài sản cùng một bức thư từ biệt cha mẹ.

“Sẽ là một điều đáng tiếc lớn nếu tôi không để lại gì cho cha mẹ khi từ giã cõi đời”, anh chia sẻ.

Cha mẹ Tang bày tỏ sự thấu hiểu khi biết việc làm này của con trai. Tang cho biết, sau khi viết di chúc, anh đã cảm thấy yên tâm hơn mỗi khi đi máy bay.

Theo một báo cáo được công bố bởi Trung tâm Đăng ký Di chúc Trung Quốc, độ tuổi trung bình của những người đăng ký viết di chúc với trung tâm này đã giảm từ 77,43 tuổi xuống 71,2 tuổi trong vòng 5 năm – từ năm 2013 đến năm 2018.

Ông Li Shilong, người đứng đầu Hiệp hội Tang lễ Bắc Kinh cho biết những người trẻ chọn cách viết di chúc để ứng phó tốt hơn với những rủi ro tiềm ẩn, thay vì lo lắng về cái chết.

Bản thân việc viết di chúc cũng là giáo dục tự thân, giúp mọi người hiểu hơn và trân trọng hơn cuộc sống này, ông nói.

Tại sao phụ nữ Trung Quốc theo đuổi lối sống 'không con, không nhẫn'?

Tại sao phụ nữ Trung Quốc theo đuổi lối sống 'không con, không nhẫn'?

Đối với nhiều người, “không con cái, không nhẫn cưới” có vẻ như là cách duy nhất để duy trì sự độc lập của họ.

Đăng Dương (Theo China Daily)