{keywords}
 

“Mọi người cần ngừng giục tôi ‘cứ thử đi’ khi tôi nói muốn có con”, Jen Cleary chia sẻ trong tuyệt vọng.

“Hầu hết những người ở thế hệ của tôi không đủ tiền nuôi con. Không có con là một thực tế đau khổ và tuyệt vọng”, Cleary, 35 tuổi, từng là giáo viên chia sẻ về khó khăn tài chính của mình. Đó cũng là trải nghiệm của những người thuộc thế hệ “millennial” – những người sinh từ năm 1981 đến năm 1996.

Tỷ lệ sinh ở Vương quốc Anh đang ở mức thấp kỷ lục, trong đó tỷ lệ sinh ở phụ nữ dưới 30 tuổi ở mức thấp nhất kể từ khi thống kê vào năm 1938. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, trong đó lý do sinh hoạt phí đắt đỏ ngày càng trở nên phổ biến.

Bà Jody Day, người sáng lập mạng lưới hỗ trợ phụ nữ không có con, cho biết 80% là vì lý do hoàn cảnh. Và phần lớn trong số 80% này là do các vấn đề hệ thống, như chưa trả hết nợ sinh viên, tập trung cho sự nghiệp, cộng với giá nhà tăng, thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ hợp túi tiền.

Đây cũng là câu chuyện của Cleary. Cô gặp người tình đồng tính của mình khi họ còn đang học để trở thành giáo viên cách đây 9 năm. Cả hai bắt đầu tiết kiệm để mua nhà ở London. Kế hoạch tương lai của họ là sẽ kiếm một công việc được trả lương tốt, tìm một nơi đẹp đẽ để ở, rồi sẽ có con bằng cách nhận con nuôi hoặc xin tinh trùng. Nhưng chỉ vài tháng sau khi dọn vào nhà mới, vụ cháy Grenfell khiến các toà nhà bị yêu cầu chặt chẽ hơn về các biện pháp phòng chống cháy nổ. Toà nhà của họ bị phát hiện có tấm ốp dễ cháy, phí dịch vụ bị thổi phồng, trong khi giá trị của căn hộ bắt đầu giảm.

“Chúng tôi không thể vừa trả tiền thế chấp vừa trả phí dịch vụ bằng đồng lương giáo viên, nên chúng tôi đã bán nó đi, lỗ 20.000 bảng”.

Sau đó, họ phải vật lộn tìm chỗ ở mới, chuyển nhà 4 lần suốt 6 tháng và không đủ điểm tín dụng để mua thế chấp một ngôi nhà mới vì còn nợ quá nhiều.

Việc có con cũng vì thế mà bị hoãn lại. Bởi vì muốn nhận con nuôi, bạn phải có một nơi ở ổn định. Còn nhận tinh trùng thì mỗi lần mất 2.000 bảng Anh. “Có nhiều rào cản và quyết định phải đưa ra. Trong khi tôi đã 35 tuổi, đồng hồ sinh học của tôi đang kêu”.

Cuối cùng, Cleary quyết định bỏ công việc dạy học để làm cho một doanh nghiệp với mức lương cao hơn. Họ cũng chuyển tới một khu vực có giá thuê nhà rẻ hơn.

Cleary nói, cô có những người bạn có con. Đôi khi, cô không muốn tới dự sinh nhật con họ vì không muốn phải đối diện với thực tế mình chưa thể có con. Nhưng có vẻ như họ không hiểu nổi tại sao cô làm thế.

{keywords}
Áp lực sinh hoạt phí và giá thuê nhà khiến người trẻ ở Anh không dám sinh con. 

Bà Day cho biết, trong khi xu hướng không sinh con ngày càng phổ biến thì sự kỳ thị vẫn tồn tại. Cách đây 10 năm, khi bà viết về trải nghiệm không có con của mình, đó vẫn còn là một đề tài kiêng kị và không được bàn thảo cởi mở. Thế hệ “millennial” đã cởi mở và mạnh mẽ hơn rất nhiều khi không né tránh chuyện đó. “Người ta vẫn tin rằng bạn chỉ đau buồn với thứ mà bạn có, còn việc không có con, bạn chẳng mất gì cả”.

Rahul, 40 tuổi là thế hệ đầu tiên trong gia đình từ Ấn Độ sang Vương quốc Anh nhập cư. Hiện anh đang sống cùng vợ và con gái 7 tuổi ở Manchester. Dù rất muốn có 2 con nhưng họ đã bỏ ý định này vì không thể chi trả nổi cho đứa thứ 2. “Vợ tôi rất buồn”, anh nói.

Sau khi tính toán mọi chi phí nuôi dạy một đứa trẻ, cộng với cả khoản tiền phải gửi về Ấn Độ để giúp đỡ gia đình, Rahul nói rằng, nếu đứa thứ 2 được sinh ra, nó sẽ không có được chất lượng cuộc sống như con gái đầu của anh.

Theo Nhóm Hành động vì đói nghèo trẻ em, chi phí để nuôi một đứa trẻ tới năm 18 tuổi vào năm 2021 là khoảng 71.611 bảng Anh. Trong khi ở nhiều nước châu Âu, dịch vụ giữ trẻ được hỗ trợ lớn thì ở Anh, nhiều người cho rằng đây là nơi tệ nhất để nuôi một đứa trẻ. Theo một khảo sát gần đây với hơn 20.000 phụ huynh có việc làm, 97% cho rằng chi phí nuôi con ở Anh quá đắt đỏ.

Fiona, trợ lý quản trị viên 29 tuổi đang phải sống chung nhà với 7 người khác. Cô có 2 công việc bán thời gian để kiếm được mức thu nhập 22.000 bảng nhưng vẫn không nhìn thấy một con đường ổn định tài chính để xây dựng một gia đình. “Tôi thậm chí còn không đủ tiền nuôi một con chó. Làm thế nào để tôi nuôi được một đứa con?”.

Cô nói: “Có sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn ở Vương quốc Anh và điều đó có nghĩa là bạn không có thời gian để thở nếu mọi thứ đi sai đường”.

Với Fiona, cô đã thích nghi với cuộc sống không con cái. Bây giờ cô chỉ tập trung vào việc làm cho cuộc sống của mình tốt nhất có thể.

“Chúng ta không có sự lựa chọn khi được sinh ra, nhưng ít nhất ta cũng có thể làm chủ cuộc sống của riêng mình, bằng cách sống trọn vẹn với nó”.

Đăng Dương (Theo Guardian)

Thế hệ 'không con cái' đầu tiên ở Trung Quốc hối hận khi về già

Thế hệ 'không con cái' đầu tiên ở Trung Quốc hối hận khi về già

Vào những năm 1980, lối sống DINK - gấp đôi thu nhập, không con cái (Double Income, No Kids) - du nhập vào Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ của nhiều thanh niên lúc bấy giờ.