{keywords}
Hàng dài người xếp hàng trước cửa hàng của Chanel Hàn Quốc.

Hàng dài người Hàn Quốc xếp hàng trước các cửa hàng của Chanel khi có tin đồn hãng này sẽ tăng giá trong tháng 7. Các thương hiệu xa xỉ, trong đó có cả Chanel, thường tăng giá mạnh sau những tin đồn như vậy. Đây cũng được cho là một trong những chiêu kinh doanh của họ.

Theo hãng tin Yonhap, số lượng người xếp hàng trước một cửa hàng của Chanel ở Trung tâm thương mại Lotte, thành phố Seoul hôm đầu tuần dường như đông gấp đôi bình thường. Một nhân viên của cửa hàng cho biết hàng dài này đủ để đứng bao quanh toà nhà.

Tình trạng này xuất hiện sau khi có tin đồn hãng Chanel ở Hàn Quốc sẽ tăng giá 12% vào tháng tới. Chanel không chính thức xác nhận thông tin này, nhưng có thể tìm thấy rất nhiều bài đăng về kế hoạch tăng giá của hãng trên các diễn đàn.

Một người khẳng định rằng trợ lý mua sắm của cô ở Mỹ đã cho cô biết về kế hoạch tăng giá. Những người khác đáp lại bằng cách bình luận rằng họ cũng nghe thấy tin đồn tương tự.

Được biết, một chiếc túi nắp gập cỡ trung, dáng cổ điển của Chanel được bán với giá 7.641 USD (gần 176 triệu đồng) ở Hàn Quốc, và dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 1.000 USD trong thời gian tới.

{keywords}
Chanel Hàn Quốc đã tăng giá 2 lần vào năm 2020.

Đây không phải là lần đầu tiên Chanel tăng giá trong vài tháng gần đây. Thương hiệu này đã tăng giá một số mặt hàng vào đầu năm nay, sau 2 lần tăng giá khác vào tháng 5 và tháng 11 năm 2020.

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, lợi nhuận của Chanel Hàn Quốc vẫn tăng 34% lên 149,1 tỷ won vào năm ngoái. Bà Kim Yae-ri, giáo sư ngành Tiếp thị kỹ thuật số của ĐH Sejong Cyber, cho rằng, dường như đại dịch còn kích thích thêm hiện tượng này.

Bà nói, trước đây người ta có rất nhiều hình thức tiêu dùng nhưng một số cách tiêu dùng đã bị hạn chế do đại dịch, ví dụ việc đi du lịch nước ngoài. Vì thế, họ đang đổ tiền nhiều hơn vào các mặt hàng xa xỉ - thứ mà họ coi là biểu tượng đại diện cho danh tính của mình.

Giáo sư Kim tin rằng, các thương hiệu xa xỉ cũng nhận thức được hiện tượng này. Họ biết rằng khách hàng vẫn sẽ mua hàng ngay cả khi họ tăng giá. Hàn Quốc là thị trường hàng cao cấp lớn thứ 7 trên thế giới tính đến năm 2020.

Đăng Dương (Theo Korea Times)

Không đủ tiền, người trẻ mua vỏ hộp hàng hiệu để sống ảo

Không đủ tiền, người trẻ mua vỏ hộp hàng hiệu để sống ảo

Thay vì sắm cả món hàng hiệu, nhiều người mua chuyển sang sắm những thứ vốn đi kèm với chúng với mức giá rẻ hơn nhiều mà vẫn tạo cảm giác họ đang dùng đồ đắt tiền.