Thành công không chỉ cần thiên bẩm mà còn cần tới rất nhiều khổ luyện và nghị lực. Gohei Nishikawa chính là dẫn chứng cho câu nói này.

Gohei Nishikawa là một nghệ sĩ piano người Nhật đang hoạt động tích cực trên thế giới. So với phần lớn các nghệ sĩ dương cầm khác, Gohei bắt đầu chơi nhạc ở tuổi 15, một độ tuổi khá muộn để trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp.

“Tôi đã làm hết sức mình. Tôi tập 8 đến 10 tiếng mỗi ngày", Gohei chia sẻ. Khởi đầu muộn khiến anh phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những người khác.

Gohei thi đỗ Đại học Âm nhạc Osaka và biểu diễn trong các buổi hòa nhạc. Anh tới New York (Mỹ) vào năm 24 tuổi để tạo dựng sự nghiệp của mình và đạt được nhiều thành tựu với tư cách là một nghệ sĩ piano.

{keywords}
Gohei Nishikawa (bên trái) tại New York.

Giấc mơ tan vỡ

Tuy nhiên, không bao lâu sau khi sự nghiệp âm nhạc của Gohei khởi sắc và bước sang trang mới, vào năm 2002, Gohei bị chẩn đoán mắc chứng loạn trương lực cơ (dystonia), một căn bệnh liên quan tới thần kinh khiến cho một phần cơ thể tê liệt, chuột rút, hoặc tệ hơn là dẫn tới co giật. Với hai bàn tay đều bị ảnh hưởng, anh mất khả năng chơi piano.

Bác sĩ đã nói rằng anh không thể chơi piano trong suốt quãng đời còn lại của mình bởi căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Biết tin đó, Gohei đã bị trầm cảm.

Sau một thời gian điều trị, tuy bệnh tình đã thuyên giảm, nhưng Gohei chỉ có thể cử động được 7 ngón tay. Đối với bộ môn nghệ thuật piano yêu cầu mười ngón tay phối hợp nhuần nhuyễn, Gohei sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gần như không còn hy vọng để trở thành nghệ sĩ piano chuyên nghiệp như trước kia.

{keywords}
Gohei chỉ có thể chơi đàn bằng 7 ngón tay.

Vươn lên từ tuyệt vọng

Dưới sự động viên của bà Meiko, mẹ của Gohei, chàng nghệ sĩ đã không bỏ cuộc. Nếu anh chỉ có thể chơi đàn bằng bảy ngón tay, anh sẽ chơi theo cách của mình.

“Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chơi cẩn thận từng chút một. Sau đó, ngay cả khi tôi không thích âm thanh khó nghe nó tạo ra ban đầu, tiếng đàn dần trở nên du dương và thể hiện những sắc thái đa dạng”, anh Gohei tâm sự về thời kỳ đầu rèn luyện vất vả với bảy ngón tay.

Sau nhiều nỗ lực và khó khăn, cuối cùng anh đã có thể chơi với bảy ngón tay và quay trở lại sân khấu. Trớ trêu thay, thời điểm anh chính thức quay trở lại sân khấu và được mệnh danh là “nghệ sĩ dương cầm bảy ngón tay”, cha mẹ anh đã qua đời.

Mẹ anh, nguồn động lực của anh để vượt qua những tháng ngày bệnh tật đã không có cơ hội nhìn con trai mình quay trở lại sân khấu.

{keywords}
Gohei cùng mẹ, bà Meiko.

Buổi biểu diễn tưởng niệm mẹ

Trước khi mất, bà Meiko đã luôn muốn cùng gia đình tới thành phố Kuroyashi, quê hương của bà một lần cuối. Và Gohei đã chọn Kuroyashi là địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc của mình. “Mẹ tôi hẳn sẽ giật mình khi nhìn thấy tôi chơi đàn. Đây chính là lúc ước mơ của tôi trở thành hiện thực”.

{keywords}
Gohei tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc ở thành phố Kuroyashi.

Gohei chơi đàn không chỉ bằng sự đam mê mà còn bằng tình yêu anh dành cho mẹ mình. Anh đã đặt tất cả tình yêu đối với người mẹ đã truyền cảm hứng cho mình vào bảy ngón tay này.

Đối với Gohei, ước mơ của anh thành hiện thực không phải là khi anh được thế giới công nhận, mà là khi người mẹ quá cố của anh được thấy anh chơi đàn tại quê hương của bà. Đó chính là điều hấp dẫn của buổi biểu diễn này.

Nam sinh gầy gò của Đường lên đỉnh Olympia 'lột xác' bảnh bao sau 7 năm

Nam sinh gầy gò của Đường lên đỉnh Olympia 'lột xác' bảnh bao sau 7 năm

Cách đây 7 năm, Tiến Đạt từng giành vòng nguyệt quế của Đường lên đỉnh Olympia.

Diệu Linh (theo FNN)