Một ngày tháng 7, cơn mưa lớn đổ xuống trong lúc Trần Văn Bộ đang hoàn thiện nốt công đoạn cuối của kiến trúc nhà thờ tổ tiên cổ Đồng bằng Bắc Bộ. Chàng trai vội vã bê từng mảnh ghép mô hình lên hiên nhà, dùng bạt phủ kín để che mưa.

{keywords}
Tác phẩm đầu tay Chùa Một Cột của Trương Văn Bộ khi mới 7 tuổi, sau này Bộ sơn lại, ghép "lợp" mái cho tác phẩm.

Ngay trong bữa tối hôm đó, bố mẹ cậu quyết định xây mái cho khu đất trống nơi cậu con trai làm việc để anh tránh nắng mưa, không phải vất vả dọn dẹp, di chuyển các khối mô hình mới xây. Nhiều lần chạy mưa, Bộ làm hỏng mô hình đã gần hoàn chỉnh, lại phải bắt tay làm từ đầu.

Lúc này, nam sinh năm cuối trường Đại học Thủy Lợi, chuyên ngành kỹ thuật cơ khí nhận ra bố mẹ đã ủng hộ công việc tái dựng những kiến trúc cổ của mình một cách công khai.

Hơn 18 năm đến với nghệ thuật phục dựng kiến trúc cổ với tỉ lệ nhỏ, chàng trai vướng phải sự phản đối của bố mẹ. Khi anh còn bé, bố mẹ Bộ coi việc làm này là trò tiêu khiển vô bổ và là cái cớ để anh lười học. Những ngày quần áo lấm lem bùn đất, xi măng, anh không tránh được những trận la mắng, đòn roi. 

Năng khiếu bắt đầu bộc lộ rõ vào thời điểm năm lớp 2, Bộ hay nhặt những vật dụng có hình thù kỳ lạ về nhà. Sau đó, anh trộn cát với xi măng để đắp, trát những căn nhà mini nhưng chúng quá mỏng và dễ vỡ. Để tìm hiểu nguyên lý, cậu bé thường đến trước ngôi nhà đang xây ở trong làng và ngồi ở đó nhiều giờ đồng hồ để theo dõi.

{keywords}
Trương Văn Bộ đang thực hiện một kiến trúc nhà cổ.

Khi đã tìm hiểu những vật dụng cần thiết để sử dụng cho ngôi nhà, Bộ dành 10 nghìn đồng từ tiền sáng để mua hơn 2kg xi măng, nhặt dây thép cũ về để dựng cột. Anh muốn thực hiện kiến trúc Chùa Một Cột sau khi nhìn thấy trên tivi.

Có ý tưởng, Bộ hì hục với mô hình từ trưa đến tối, sử dụng giấy vở học sinh cuộn tròn rồi đổ xi măng lỏng. Đổ được một phần tư, anh cắm các dây thép uốn thẳng để định hình. Sau khi phần xi măng lỏng bắt đầu cố định, chàng trai đổ hết toàn bộ thể tích của cuộn giấy, đợi khô rồi tách giấy ra để làm cột, kèo.

{keywords}
Các mô hình hình khi hoàn thiện được trang trí cây cảnh bonsai, người, trâu... mini thêm sinh động.

Phần mái và tường được tạo ra từ khuôn bìa carton, đan thêm các lát cây nhỏ để liên kết. Các họa tiết được anh nhớ lại, vẽ trên bề mặt sau đó dùng thêm xi măng nặn thành miếng nhỏ để chắp vào bản vẽ. "Mặc dù lúc đó chưa đến Chùa Một Cột bao giờ, song từ lúc xem trên tivi, kiến trúc này in hằn trong tâm trí tôi ngay cả khi ngủ", Văn Bộ nhớ lại.

Bố của Bộ bắt đầu để ý đến hành vi kì lạ của cậu con trai và lo sợ thói quen này ảnh hưởng đến kết quả học tập nên ông quyết định phá bỏ các mô hình. Những tưởng sẽ khiến Bộ nản chí, số lần phá bỏ của ông đã vượt quá con số 10 càng thôi thúc Bộ sớm hoàn thành công trình ấp ủ.

"Mỗi lần bố phá, tôi có thời gian nhìn nhận lại những điểm nào bất hợp lý để sửa đổi vào lần sau", Bộ vui vẻ nói.

Thấy nỗ lực "cứu vãn" tình thế của mình như muối bỏ biển, người đàn ông bất lực mặc kệ con trai. Một tháng sau nhìn lại thành quả của Bộ, ông tỏ ra hào hứng, có chút tự hào và bất ngờ vì mô hình giống đến 60-70% kiến trúc thật.

Cũng bắt đầu từ đây, bố Bộ để cậu thỏa sức với niềm đam mê của mình. Mặc dù chưa từng nói ủng hộ, song ông bố kiệm lời luôn hỗ trợ những lúc con khó khăn. Để trả lời cho bố việc làm này không ảnh hưởng đến việc học, cuối năm lớp 2, Bộ cầm giấy khen đến khoe bố trong niềm vui khôn tả của cả gia đình.

Đam mê làm mô hình kiến trúc luôn song hành cùng Bộ đến tận bây giờ. Những lúc học hành mệt mỏi, chàng trai luôn dành thời gian để thỏa sức sáng tạo với những tác phẩm của mình. Bộ hướng tới những kiến trúc cổ kính đang dần bị mai một, lãng quên.

Giữ cách làm từ bé, song ngành kỹ thuật cơ khí mà Bộ đang theo học giúp anh có khả năng kiểm soát bản vẽ, chia nhỏ tỷ lệ đúng chuẩn hơn dù là chi tiết nhỏ nhất. Hơn 18 năm, Bộ cũng có kinh nghiệm trong khâu phác thảo bản vẽ, dựng mô hình mẫu rồi tìm các vật liệu phù hợp để căn chỉnh. Điều này giúp anh tạo dựng nhiều mô hình với đẩy đủ kích thước ứng dụng, có thể làm hòn non bộ, mô hình trang trí, đồ vật lưu niệm...

Các sản phẩm khi hoành thành, Bộ thường đem tặng và rất ít khi bán. Anh chỉ nhận những món quà người ta tặng lại như một lời cảm ơn. "Giá trị sẽ dần mất đi nếu cứ được quy đổi theo thương mại hóa", Bộ cười hảo sảng.

Sau khi vừa hoàn thiện khu xưởng cho Bộ, chàng trai trẻ cùng ông nội Trương Văn Duông (70 tuổi) bàn về miếng ngói mũi, ngói hương canh cho công trình sắp tới. Ông nội Bộ đang muốn phục dựng căn nhà cũ từng ở với vợ, bà Nguyễn Thị Hằng (70 tuổi) để nhớ lại một thời xưa cũ.

Xem thêm một số hình ảnh công trình của Văn Bộ:

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Làng quê Bắc Bộ sống động như thật trong mô hình của 9X Hà Nội khiến nhiều người thích thú.

Anh Thắng 

Chàng chăn bò không còn ở nhờ, dọn lên phố lo cho tương lai vợ con

Chàng chăn bò không còn ở nhờ, dọn lên phố lo cho tương lai vợ con

Sô Y Tiết đã thôi chăn bò thuê, không còn ở nhờ mà lên thành phố, kết hợp với nghệ sĩ nước ngoài ra MV ca nhạc, nhận hát mừng sinh nhật cho khách quốc tế.