Bên cạnh hơn 30 tình khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương, khán giả Sài Gòn còn được thưởng thức nhạc cảnh 'Tu là cõi phúc tình là dây oan', với sự kết hợp cổ nhạc do các nghệ sỹ cải lương miền Bắc thể hiện.

{keywords}
 

Bên cạnh những danh ca “nhạc xưa” như Giao Linh, Tuấn Vũ, Mỹ Huyền, Ngọc Sơn, Thanh Hà… những nhân tố mới như Việt Anh, Tuấn Phương, Quốc Huy, Tiến Hưng được coi là thế hệ kế cận hát nhạc Lam Phương cũng góp phần làm nên thành công của đêm diễn.

Cũng như “Trăm nhớ ngàn thương” tại Hà Nội, điểm nổi bật của chuỗi liveshow Lam Phương “Trăm nhớ ngàn thương” đó chính là nhạc cảnh kết hợp cổ nhạc về Kiều mang tên 'Tu là cõi phúc, tình là dây oan', một trước tác đặc biệt của Nhạc sĩ Lam Phương lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam.

Trong các mảng đề tài âm nhạc của mình, những sáng tác về lịch sử và văn hóa truyền thống là đề tài rất đặc biệt mà nhạc sĩ Lam Phương chú trọng. Tuy số lượng các tác phẩm này không nhiều bằng tình ca, nhưng lại đặc biệt nổi trội ở sự đầu tư nghiên cứu vốn văn hóa dân tộc.

Tiêu biểu của dòng tác phẩm này là những sáng tác nổi tiếng như “Gương liệt nữ” viết về Hai Bà Trưng và Hòn Vọng phu, “Trước lầu Ngưng Bích” và “Tu là cõi phúc tình là dây oan” viết về Kiều trong tác phẩm cùng tên của Đại thi hào Nguyễn Du...

“Tu là cõi phúc tình là dây oan” do các nghệ sỹ nhà hát cải lương Việt Nam thể hiện mang đến một sự kết hợp giữa tân nhạc và cổ nhạc của Lam Phương xuyên suốt mạch nguồn cảm xúc của khán giả. Xen lẫn tác phẩm là phần cổ nhạc của nghệ sỹ nhân dân Triệu Trung Kiên, với phần trình diễn của các Nghệ sĩ nhà hát Cải lương Việt Nam. Nghệ sỹ ưu tú Thu Trang vai Hoạn thư, nghệ sĩ Minh Nguyệt vai Kiều, nghệ sĩ Minh Hải vai Thúc Sinh cùng các diễn viên trình diễn.

Tác phẩm đã được công diễn lần đầu tại Hà Nội trong đêm mở màn chuỗi Liveshow “Trăm nhớ ngàn thương” ngày 9/11 và được đông đảo công chúng thủ đô nhiệt thành ủng hộ. Và cũng như ở Hà Nội, nhạc cảnh viết về Kiều một lần nữa lại lấy đi nhiều nước mắt của khán giả TP. Hồ Chí Minh trong đêm diễn tại Nhà Hát Hòa Bình.

{keywords}
 

Đạo diễn Vạn Nguyễn xúc động chia sẻ: 'Mang cải lương Bắc vào Nam là một ý tưởng mà những người làm chương trình đã dày công thực hiện mong được cống hiến cho khán giả một phần trình diễn đặc biệt tuy thời lượng không dài, kết nối giữa tân nhạc của nhạc sỹ Lam Phương và cổ nhạc của các nghệ sĩ cải lương Nhà hát cải lương Việt Nam và Nhà hát cải lương Đài tiếng nói Việt Nam, phần trình diễn đẹp về nội dung và trình diễn đã trở thành điểm nhấn đầy ấn tượng đẹp.

Đó không chỉ là thành công của ê kíp sản xuất, dàn dựng chương trình, của các nghệ sỹ cải lương mà còn là nguồn động viên lớn để Vạn Show tiếp tục mang Kiều đến với sân khấu tại Kiên Giang - quê hương của nhạc sỹ Lam Phương'.

Cũng như sân khấu tại Hà Nội, đêm nhạc ở Sài Gòn không chỉ quyến rũ người nghe bằng những bản nhạc đi cùng năm tháng mà còn khiến người yêu nhạc cảm thấy thỏa mãn với chất lượng âm thanh tốt, sân khấu đẹp Hoài cổ khi phục dựng lại hình ảnh biểu tượng văn hoá Châu Thành Rạch Giá Kiên Giang - Cổng Tam Quan - niềm tự hào của người Rạch giá nói riêng và Kiên Giang trên sân khấu nhà hát Hoà Bình giữa lòng thành phố!

Xây dựng sân khấu như một tác phẩm nghệ thuật tổng thể mang trọn vẹn tính thẩm mỹ là cách mà đạo diễn Vạn Nguyễn đã và sẽ mang đến sự thỏa mãn cả về phần nghe lẫn phần nhìn cho khán giả trong chuỗi “Trăm nhớ ngàn thương” diễn ra xuyên suốt ba miền Bắc - Trung - Nam.

Liveshow Kiên Giang được Vạn Show dự kiến diễn ra vào tháng 1/2010 tại Nhà thi đấu Rạch Giá, Kiên Giang, quê hương của nhạc sỹ Lam Phương.

Một số hình ảnh trong đêm nhạc:

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
Chuyện tình có hậu của nhạc sĩ 'Dạ cổ hoài lang' sau lần trả vợ về ngoại

Chuyện tình có hậu của nhạc sĩ 'Dạ cổ hoài lang' sau lần trả vợ về ngoại

Một người quen nhìn thấy cảnh gặp gỡ giấu giếm của ông bà thấy khổ quá, nên nói Cao Văn Lầu dẫn vợ về chỗ của bà cho tiện qua lại.

Lê Phương