- Nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng, Facebook giống như một cái quán nước, một sạp hàng mà ở đó người ta có thể tìm được tất cả mọi thứ hỷ nộ ái ố. Nó thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người.

Nhà báo Trương Anh Ngọc giải thích: Hiện nay, mạng xã hội đang chi phối quá nhiều hoạt động của con người. Trong khi đó, đời sống văn hóa tinh thần của người Việt đặc biệt là của giới trẻ hiện tại đang rất thấp. Facebook lại giống như một cái quán nước, một sạp hàng mà ở đó người ta có thể tìm được tất cả mọi thứ hỷ nộ ái ố. Nó thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người.

Nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào những thông tin đó sẽ dần điều chỉnh những hành vi của con người và khiến chúng ta bị lệ thuộc quá nhiều vào những thông tin có được ở trên facebook. Trong khi những thông tin đó không hoàn toàn là những thông tin đã được kiểm chứng.

“Người Việt chúng ta lại thường đi theo số đông. Do đó, cảm xúc của số đông sẽ chi phối tất cả những người khác. Nó khiến cho con người ta vui, buồn phẫn nộ theo” - nhà báo Trương Anh Ngọc nhận định.

{keywords}

Nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng, khi mạng xã hội tràn ngập thông tin tiêu cực thì người đọc cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Và chịu ảnh hưởng tiêu cực thì dần dần cũng dẫn đến thay đổi hành vi.

Bên cạnh đó, nhà báo Trương Anh Ngọc cũng cho biết: “Xã hội hiện tại có quá nhiều những áp lực, những câu chuyện về mặt xã hội, những câu chuyện về mặt gia đình khiến người ta thấy bất lực. Dần dần, những bất lực đó trở thành những uẩn ức. Những uẩn ức đó chỉ được bùng nổ trên mạng xã hội bởi ở đó, người ta cảm thấy mình được viết mọi thứ mà không ai hờn trách mình cả”.

Nam nhà báo cho rằng, khi mạng xã hội tràn ngập thông tin tiêu cực thì người đọc cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Và chịu ảnh hưởng tiêu cực thì dần dần cũng dẫn đến thay đổi hành vi.

“Bản thân thấy tiêu cực nên họ cũng viết những thông tin tiêu cực, những thông tin này lại tiếp tục được lan tỏa đến những người khác. Vậy thì cái tiêu cực từ số đông đó đã ảnh hưởng làm thay đổi hành vi của rất nhiều người, làm cho con người ta tiêu cực”- nhà báo Trương Anh Ngọc nói.

Tuy vậy, nhà báo Trương Anh Ngọc cũng cho rằng, không thể phủ nhận công của mạng xã hội. Đã có rất nhiều vụ việc được phát hiện và xử lý kịp thời là nhờ công của mạng xã hội. Tuy nhiên, sự tích cực đó là ít so với những tiêu cực mà nó đang diễn ra.

“Khi chúng ta chia sẻ những điều tốt, những mặt tích cực thì lượng chia sẻ bao giờ cũng thấp hơn những điều tọc mạch, những hiếu kỳ, những câu chuyện về giới showbiz mà người ta đang quan tâm” - nam nhà báo nhận định.

Chính vì xu hướng đó nên nhiều người muốn câu view, muốn nổi tiếng hơn cũng đi theo trào lưu chia sẻ thông tin tiêu cực, tọc mạch. Việc chia sẻ những thông tin này càng góp phần làm suy thoái nhiều người mà có khi họ không ý thức được việc đó.

“Là một người dùng mạng, tôi luôn quan niệm, khi mình muốn nhận được câu trả lời như thế nào thì mình sẽ viết một cách nào đó để đạt được mục đích của mình.

Tức là mình luôn ý thức được hành vi của mình khi đưa một thông tin lên mạng nhưng tác động sâu xa của nó đến hành vi của người khác thì đôi khi mình không ý thức được. Điều này đòi hỏi sự tỉnh táo của những người dùng mạng. Mà sự tỉnh táo đó giờ vô cùng ít cho nên tác hại của nó rất lớn” - nhà báo Trương Anh Ngọc nói.

Theo nhà báo, có những người có văn hóa, vị trí tốt trong xã hội, họ ngăn chặn sự suy thoái bằng cách nói lên những điều tích cực. Họ không chia sẻ những cái chưa có kiểm chứng, không chia sẻ những điều tọc mạch và những tin xấu. Họ nói lên những điều tử tế. Nhưng làm được điều đó là không đơn giản chút nào.

Quan hệ xã hội thời Facebook

Tham gia diễn đàn "Mạng xã hội đang tha hoá hành vi của chúng ta?", độc giả Trương Sỏi gửi tới VietNamNet ý kiến về quan hệ xã hội thời Facebook.

Theo anh, sự bùng nổ của mạng xã hội tạo điều kiện để mọi người làm quen với nhau một cách nhau dễ dàng (add friend), giao tiếp với nhau dễ dàng (bình luận, nhắn tin), và cũng gây tổn thương cho nhau dễ dàng hơn. 

Bằng những status, những bình luận dễ chiếm cảm tình, họ hẹn hò nhau đi cà phê rồi đi nhậu. Rồi có khi chỉ ngồi được nửa bữa nhậu khi bia vào lời ra là họ nhận ra "không thuộc về nhau" dù là tình bạn giữa hai người đàn ông. Bao kỳ vọng về văn chương, về quan điểm sống đổ vỡ, họ hủy kết bạn, chặn Facebook của nhau, đường ai nấy đi. Người về ngậm đắng nuốt cay, kẻ lên Facebook viết status. Niềm tin sụt giảm nghiêm trọng, trong khi mọi quan hệ trong cuộc sống đều cần lắm "lòng tin".

Quan hệ xã hội thời Facebook là vậy.

Facebook là  mạng xã hội lớn trên thế giới, là nơi kết nối mọi người ở mọi không gian lại với nhau. Tuy nhiên, tôi nghĩ, Facebook chỉ nên là nơi để người chơi sử dụng nó như một công cụ nhằm truyền tải (chia sẻ) đến cộng đồng những thông tin, hình ảnh quan điểm cá nhân của người chơi.

Còn đánh giá một ai đó về lối sống hay nhân cách chỉ qua những gì họ thể hiện trên mạng xã hội, chính là cách nhìn thiển cận, ngô nghê của rất nhiều người chơi Facebook  hiện nay.

Bạn phải là một người chơi Facebook nhiều kinh nghiệm và tinh tế trên mạng xã hội. Ngoài ra, bạn phải có tiếp xúc trực tiếp (tương tác) trong một khoảng thời gian nhất định nào đó thì may ra mới có thể có được cái nhìn thấu đáo hơn về người bạn đang tương tác.

Facebook vẫn là thế giới ảo, nhận thức được vấn đề, bạn sẽ tránh được phần nào sai lầm, tỉnh táo hơn rất nhiều khi muốn tìm hiểu và đánh giá về một ai đó.

Với tôi, điều quan trọng là tôn trọng mọi khác biệt khi tham gia mạng xã hội. Mọi sự vật hiện tượng đều có tính hai mặt. Vì vậy, niềm vui thì nên chia sẻ để được lan tỏa, còn những nỗi buồn, những rắc rối nên giữ lại cho riêng mình. Bởi những bóng ảo lung linh trên Facebook không thể nào giúp ta giải quyết được mọi vướng mắc, có khi, còn khiến ta thảm hại hơn.

Mời độc giả tham gia "Diễn đàn: Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta?" bằng cách gửi ý kiến, bài viết về cho chúng tôi theo địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn hoặc soạn vào ô Bình luận dưới đây. Các bài viết thú vị sẽ được lựa chọn để đăng tải và nhận nhuận bút từ tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!

'Chúng ta đang hành xử như kẻ điên trên mạng xã hội?'

'Chúng ta đang hành xử như kẻ điên trên mạng xã hội?'

Tiếp diễn những ý kiến xoay quanh tác động đa chiều của mạng xã hội đến đời sống, đặc biệt là giới trẻ, blogger Nguyễn Ngọc Long cho rằng “cách ứng xử của không ít người trên mạng xã hội hiện nay như kẻ điên, mất kiểm soát”.

Diễn đàn: Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta?

Diễn đàn: Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta?

Diễn đàn thảo luận về các vấn đề trên mạng xã hội Facebook. Có phải MXH Facebook đang tha hóa hành vi sống của chúng ta?

"Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta"

"Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta"

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT với Góc nhìn thẳng về xu hướng "sống ảo" trên thế giới mạng.

MC Lại Văn Sâm, Hoài Linh 'chết oan' trên mạng xã hội

MC Lại Văn Sâm, Hoài Linh 'chết oan' trên mạng xã hội

Không chỉ Lại Văn Sâm, Hoài Linh, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác như: Đàm Vĩnh Hưng, Chí Trung, Sơn Tùng... cũng từng gặp phải những tin đồn ác ý. 

Minh Anh