Những ngày TP.HCM đương đầu với Covid-19, chị Trần Thị Thanh Thương (39 tuổi, ở quận Bình Thạnh) vô cùng cảm kích trước tinh thần xông pha của các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

{keywords}
 

Hình ảnh những y bác sĩ, điều dưỡng mặc đồ bảo hộ cứu chữa bệnh nhân, những anh dân quân tham gia trực chốt giữa tiết trời oi bức... đã tạo cảm hứng đặc biệt cho chị.

Bằng sự khéo léo của đôi tay, người phụ nữ này đã sáng tạo ra các mô hình sống động, mô tả lại lực lượng tham gia chống dịch Covid-19 từ chất liệu giấy Kami.

{keywords}
Chị Thương bắt đầu sáng tạo mô hình các lực lượng chống dịch từ tháng 6/2021.

Chị Thanh Thương tâm sự, năm 2017, chị được bạn tặng một con búp bê gấp bằng loại giấy gợn sóng rất đẹp. Cảm thấy tò mò, chị lên mạng tìm hiểu thì được biết, con búp bê này được làm từ loại giấy có tên là Kami.

Loại giấy này trong nước không có mà phải nhập khẩu từ Nhật Bản và Đài Loan với giá không hề rẻ.

{keywords}
Một mô hình đơn giản thường mất 3-4 tiếng, mô hình phức tạp hơn thì 1-2 ngày chị Thương mới hoàn thành.

“Giấy Kami đặc biệt ở chỗ nó có những đường gân gợn sóng và độ dày nhất định để tạo ra hình 3D theo ý của mình. Ngoài ra, nó còn có ưu điểm bền màu, không có hóa chất độc hại nên phù hợp làm các sản phẩm lưu niệm, lưu giữ được lâu”, chị Thương cho hay.

Từ đó, chị Thương đặt mua giấy Kami từ nước ngoài về. Sau nhiều ngày chờ đợi, có được giấy trong tay, chị bắt đầu thử nghiệm gấp theo những hình mẫu ít ỏi tìm được trên mạng internet thời điểm đó.

{keywords}
 

Tự học, tự mày mò nên những ngày đầu chị Thương không tránh khỏi thất bại. Nhìn những đống giấy nhiều màu sắc rối tung vứt trong thùng rác, chị Thương tự nhủ, nếu bỏ cuộc thì bao nhiêu tiền của, công sức mình sẽ trở nên vô nghĩa.

Cuối cùng, sau nhiều đêm tự nghiên cứu và thực hành, chị Thương đã tạo ra quy trình riêng của mình. Bước một là chọn hình mẫu.

Chị thường nghiên cứu rất kỹ từng chi tiết của vật mẫu và hình dung luôn trong đầu chi tiết đó nên gấp theo cách nào. Bước thứ hai là chọn giấy và chọn màu. Bước 3 là cuốn, xếp, đẩy giấy và cuối cùng là dán giấy, sau đó trang trí.

{keywords}
 

Để hoàn thành một tác phẩm đơn giản nhất cũng phải mất 3-4 tiếng, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiều chi tiết, chị phải làm trong 2-3 ngày mới hoàn thành.

{keywords}
 

Giá các mô hình làm từ giấy Kami của chị Thương khá đa dạng, dao động từ vài trăm nghìn tới cả chục triệu đồng một bộ sản phẩm.

Từ đó đến nay, chị Thương đã gấp hơn 300 mẫu giấy Kami cầu kỳ và công phu khác nhau, từ con gà, xe máy, xe đạp, đàn piano, 12 con giáp, cho đến những cầu thủ bóng đá nổi tiếng… Chị thường sáng tạo sản phẩm theo các xu hướng thịnh hành, theo đơn khách đặt hoặc cảm hứng của bản thân.

{keywords}
Chị Thương bên góc sáng tạo của mình.

Hồi tháng 12/2018, sau khi xem đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu với đội tuyển Malaysia tại AFF Cup, chị Thương đã xếp hình 4 cầu thủ cùng với huấn luyện viên Park Hang Seo. Sau đó, chị giới thiệu lên cộng đồng những người yêu đồ thủ công.

Mô hình các cầu thủ cùng vị huấn luyện viên tài ba nhanh chóng được cộng đồng mạng yêu thích. Sau đó, một hãng hàng không đã liên hệ với chị để đặt hàng tạo ra mô hình tất cả 24 cầu thủ trong đội.

{keywords}
Hình ảnh huấn luyện viên Park Hang Seo cùng một số cầu thủ.

Hai vợ chồng chị đã thức trắng đêm, làm việc liên tục suốt 1 ngày để hoàn thiện đơn hàng, kịp thời mang sang Malaysia tặng các cầu thủ, cổ vũ tinh thần thi đấu.

"Sau này, khi nhìn thấy các cầu thủ cầm trên tay sản phẩm của tôi một cách thích thú, tôi vô cùng vui sướng”, chị Thương nhớ lại.

{keywords}
 

Thời gian này, chị Thương tập trung làm các mô hình về chủ đề phòng chống dịch Covid-19. Đầu tháng 6/2021, chị được một người bạn nhờ gấp chân dung một bác sĩ tình nguyện ở Bệnh viện dã chiến số 6 để tặng vị bác sĩ này.

{keywords}
Một số tác phẩm khác của chị Thương.

Không ngờ món quà đã đem đến sự bất ngờ và yêu thích cho vị bác sĩ cùng các đồng nghiệp. Từ đó, chị Thương bắt tay làm nhiều hơn các mô hình y bác sĩ, điều dưỡng, thanh niên tình nguyện hoặc mô hình virus Corona và các đồ bảo hộ, sát khuẩn.

Nhiều người đã đem tặng mô hình chống dịch của chị Thương cho các y bác sĩ, các bệnh viện để cổ vũ tinh thần cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Hồng Hạnh

Nữ sinh đi chống dịch Covid-19: Mệt nhưng nhận được nhiều yêu thương

Nữ sinh đi chống dịch Covid-19: Mệt nhưng nhận được nhiều yêu thương

Mai đang chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ. Dẫu vậy, em vẫn cố gắng theo đuổi công việc hỗ trợ tuyến đầu chống dịch.