Đang là du học sinh năm 3 ngành khách sạn, du lịch và giải trí trường Đại học Central Florida, Mỹ thì dịch Covid-19 bùng lên dữ dội, cha mẹ Lâm Thảo (22 tuổi, quê Vũng Tàu) vội vã hối thúc con gái về nước. 

Ngày 24/3, khi về tới Tân Sân Nhất, Thảo được đưa vào cách tại khu A ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM. Lúc này, cô thấy may mắn khi về đến quê hương an toàn.

{keywords}
Lâm Thảo trở nên nổi tiếng khi góp một phần nhỏ bé vào công cuộc chống dịch. Ảnh NVCC

Gia đình có điều kiện, lại sinh sống ở nước ngoài lâu năm khi nhận phòng ở khu cách ly, Thảo cảm thấy bị “khớp” vì điều kiện phòng ốc bề bộn.

“Chắc phòng này là của các bạn sinh viên nam ở nên khá bề bộn, bọn em phải dành cả ngày để dọn dẹp nên bây giờ sạch sẽ và gọn gàng rất nhiều”, Thảo mỉm cười kể.

Sống trong khu cách ly, thấy lượng người về cách ly quá đông (6.517 người), lực lượng quân đội, dân quân tự vệ và các y bác sỹ phải ngày đêm vất vả lo cho các công dân từng miếng ăn giấc ngủ, Thảo quyết định có hành động thiết thực để góp phần vào công cuộc chống dịch.

{keywords}
Quạt và bình siêu tốc nhanh chóng được nữ sinh cho vận chuyển tới khu cách ly. Ảnh NVCC

Ngay lập tức, Thảo bàn với một người bạn chung tiền mua 20 chiếc quạt điện và 20 bình siêu tốc để tặng cho cán bộ và những phòng nào còn thiếu. “Trước khi về nước em cũng đã có suy nghĩ sẽ có hành động thiết thực vào việc phòng chống dịch. Khi sống ở trong này, thấy thời tiết khá nắng nóng nên em đặt mua quạt về tặng các cán bộ và một số phòng còn thiếu”, Thảo tâm sự.

Hành động của Thảo đã nổi tiếng cả khu cách ly và được nhiều người sống trong KTX chia sẻ lên trang cá nhân.

Tâm sự về những ngày sống trong khu cách ly, Thảo cho hay, các chiến sỹ, y bác sĩ và lực lượng làm nhiệm vụ ở đây khá thân thiện, dễ gần. Điều kiện sinh hoạt không được đầy đủ như ở ngoài nhưng người dân cần những nhu yếu phẩm gì cũng đều được cung cấp đầy đủ.

{keywords}
Các chiến sỹ bộ đội 24/24 làm nhiệm vụ tại khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Tùng Tin

“Em bị dị ứng thời tiết nên da mẩn đỏ, khi bác sỹ tới đo thân nhiệt nhìn thấy liền hỏi han rồi cho em thuốc để bôi, em thật sự thấy cảm động”, Thảo cảm kích nói.

Luôn lạc quan, cô gái trẻ cho hay, bây giờ đã thích nghi với cuộc sống trong khu cách ly. Cô có nhiều thời gian để làm những việc yêu thích như đọc sách và học các khóa lập trình online. Tỏ ra hào hứng, Thảo nhắn nhủ: “Đi cách ly không sợ như mọi người nghĩ, ở đây mình học hỏi được rất nhiều điều, cảm nhận được tình người trong hoạn nạn”.

Không chỉ Thảo mà nhiều công dân sống trong khu cách ly chứng kiến công việc vất vả của lực lượng làm nhiệm vụ tại đây đều cảm kích. Nhiều người đã nhờ gia đình mang tới tặng các chiến sĩ từng lon nước ngọt, từng chai nước sâm để động viên tinh thần.

Trung tá Vũ Văn Đảm, Chính trị viên phó, Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh, TP.HCM - hiện phụ trách tòa nhà G, khu cách ly cho biết: “Những ngày qua, khu cách ly liên tục nhận được sự ủng hộ của các mạnh thường quân, người dân, cha mẹ người cách ly và người cách ly. Ngoài các thiết bị y tế còn có nước uống, đồ ăn, trái cây và cả tiền mặt. Tất cả được ban quản lý khu cách ly tiếp nhận rồi phân phối cho 22 tòa nhà của khu cách ly. Ngoài sử dụng cho lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch, các đồ dùng nhận ủng hộ sẽ được chia cho người cách ly cùng sử dụng”.

Hành động nhỏ của các công dân cũng khiến những người làm nhiệm vụ thấy ấm lòng và vơi đi mệt nhọc.

Không được về dự đám tang, vợ lập bàn thờ chồng trong khu cách ly

Không được về dự đám tang, vợ lập bàn thờ chồng trong khu cách ly

Chồng mất, chị Mai đang ở trong khu cách ly nên không về được, đành nhờ bộ đội mua hoa, trái cây, bánh kẹo thờ vọng chồng.  

Đoàn Nga - Thanh Tùng - Phan Thân