Vào TP.HCM làm việc từ 3 năm nay, cô gái trẻ Nguyễn Thị Hải, 25 tuổi quê ở Thanh Hóa hiện đang trọ trong 1 căn phòng nhỏ cùng 2 người bạn tại Quận 3.

Do hàng ngày chi tiêu có kế hoạch nên dù đang sống trong những ngày đại dịch, Hải vẫn có cuộc sống rất ổn.

Hải tâm sự, cô sinh ra và lớn lên ở quê nghèo miền biển nên vốn có tính tiết kiệm. Ngay từ khi còn là sinh viên ở Hà Nội, dù phải đi thuê trọ nhưng chưa tháng nào Hải tiêu quá 2 triệu đồng/tháng.

{keywords}
Bữa sáng nhanh gọn của Hải. 

Sau khi vào TP.HCM, Hải xin được việc làm ngay và có mức lương 10 triệu/tháng nhưng cô cũng chưa bao giờ tiêu quá 50% lương.

“Mình ở ghép cùng 2 bạn nữa. Do đó tiền điện, nước với nhà trọ chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng/người. Tụi mình cũng nấu ăn tại nhà nên tiền ăn mỗi tháng góp 2 triệu đồng/người. Ngoài ra, là tiền đi lại, mua sắm quần áo... Tổng chi tiêu các tháng không bao giờ quá 5 triệu/tháng”.

Cô nhân viên công sở tâm sự, với số tiền còn lại, Hải thường gửi về quê đỡ đần cho bố mẹ nuôi em ăn học và chi tiêu sinh hoạt: “Quê mình còn nghèo lắm. Mẹ mình lại bị nhiều bệnh tật, vì thế mình cố gắng dành 50% lương tháng để gửi về quê cho gia đình. Cuộc sống của mọi người ở nhà nhờ vậy mà đỡ khó khăn hơn”.

Tuy nhiên kể từ hơn 2 tháng nay khi dịch diễn biến phức tạp tại thành phố, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, công ty Hải đang làm việc đã tạo điều kiện cho nhân viên làm online tại nhà. Ý thức phải tiết kiệm mùa dịch, Hải lên kế hoạch tiếp tục chắt bóp chi tiêu. Cô chỉ tiêu khoảng 20%-30% lương tháng thay vì 50% lương như trước.

{keywords}
Bữa ăn ngày thường của 3 cô gái.

Cụ thể, với mức lương 10 triệu đồng, Hải chỉ tiêu 2-3 triệu/tháng, còn 8 triệu gửi cho bố mẹ ở quê chi tiêu mùa dịch.

Bình thường mỗi tháng Hải phải chi hết 1 triệu đồng/tháng cho tiền nhà, tiền điện, nước. Nhưng từ ngày dịch, bác chủ trọ đã miễn phí tiền nhà. Bởi thế tiền thuê trọ = 0.

Hàng tháng Hải và 2 bạn cùng phòng chỉ phải trả tiền điện nước, khoảng 900 ngàn đồng/tháng. Tính ra mỗi người đóng 300 ngàn đồng.

- Chi phí ăn uống: 1 triệu đồng

Nếu trước đây tiền ăn mỗi người trong phòng trọ đóng góp 2 triệu đồng/tháng thì 2 tháng nay họ thống nhất tiết kiệm nên chỉ góp 1 triệu tiền ăn/tháng/người.

Với số tiền ăn này, Hải và 2 cô bạn ăn ngày 3 bữa tại nhà. Bữa sáng, 3 người có thể ăn xôi, bánh mỳ kẹp trứng, hoặc ăn bún miến phở. Nhóm bạn này thường chi 20 ngàn cho bữa sáng, 40 ngàn cho 2 bữa chính còn lại.

- Chi phí tiêu vặt và phát sinh khác: 500 ngàn - 1,5 triệu đồng

Sống tại Sài Gòn những ngày giãn cách xã hội, Hải cho biết, cô không tiêu pha nhiều. Bởi ngày này không phải đến công ty làm nên cô không phải mất tiền xăng xe. Tiền điện thoại cô cũng ít nạp vì đã có wifi nhà bà chủ trọ. Gọi cho người thân hay bạn bè Hải hay dùng Zalo, Facebook kết nối.

Do đó khoản tiền tiêu vặt những tháng ngày giãn cách có lúc không dùng đến cô lại để dành tiết kiệm hoặc mua đồ về làm đồ ăn vặt, góp mua hoa quả tươi.

{keywords}
Thi thoảng cuối tuần đổi món. 

“Chưa bao giờ mình tiêu mức 20% lương tháng nên muốn thử thách bản thân xem chi tiêu như vậy có sống ổn không. Vậy mà hơn 2 tháng qua vẫn sống tốt dù giữa mùa dịch cái gì cũng đắt đỏ”, Hải vui vẻ khoe.

Nhớ về những tháng ngày trước đây tiêu 50% lương tháng, Hải thừa nhận: “Nhiều người trẻ như mình đi làm lương có thể rất cao nhưng thường xuyên than thở hết tiền và không tiết kiệm được là do họ cũng như mình đã từng tiêu quá nhiều cho các thứ vặt vãnh như ăn uống, quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm...

Hơn nữa mọi người còn chưa có động lực, mục đích và quyết tâm tiết kiệm. Vì thế tiền mất đi lúc nào mà không hay. Thực tế cứ lập thói quen chi tiêu tiết kiệm, đúng việc đúng chỗ thì dù có mức lương thế nào cũng sẽ để dành được ít nhiều”.

Cô nàng công sở này cũng dự định, ngay cả khi dịch đi qua, Hải vẫn sẽ cân nhắc lại những khoản chi phí đã tiêu để lên phương án điều chỉnh cho phù hợp. Bởi Hải tin tiêu 20 - 30% lương tháng tức 2-3 triệu/tổng lương 10 triệu là cũng đủ cho cô sống tốt giữa thành phố này rồi.

Thảo Nguyên

'Covid-19 giúp tôi biết trân trọng hơn những gì mình đang có'

'Covid-19 giúp tôi biết trân trọng hơn những gì mình đang có'

Chúng ta có quyền tin tưởng trong vài năm tới, khi Covid-19 chỉ còn trong sách vở, bản thân có thể nhìn lại quãng thời gian lịch sử này và tự hào rằng mình đã làm được những điều tử tế nhất cho chính mình, gia đình và cộng đồng.