Đó là một kỷ niệm chẳng lấy làm gì đẹp của vợ chồng tôi. 5 năm trôi qua, thỉnh thoảng vợ chồng tôi vẫn nhắc lại câu chuyện “dở khóc dở cười” ấy. Chuyện liên quan đến thùng tiền mừng cưới.

Như các bạn biết, ngày cưới, ngoài những lời chúc thì tiền mừng cưới là một phần rất quan trọng mà quan khách tặng cho cặp vợ chồng trẻ. Bởi sau khi lấy nhau, họ cần phải mua sắm, tốn kém nhiều chi phí để xây dựng cuộc sống mới. Vì vậy, tiền mừng cưới vừa thể hiện tình cảm cũng là chút vốn giúp vợ chồng son tạo dựng cuộc sống.

{keywords}
 

Ấy vậy mà vợ chồng tôi nào được hưởng diễm phúc ấy. Đã vậy, chính vì sự biến mất của số tiền mừng cưới, gia đình chúng tôi được phen lao đao.

Chuyện là tôi và vợ yêu nhau cũng đã lâu. Khi tình cảm chín muồi, chúng tôi xin cha mẹ 2 bên được kết hôn. Cả hai nhà đều rộn ràng chuẩn bị cho ngày vui.

Để đỡ mệt, vợ chồng tôi thuê một nhà hàng ở thành phố để tổ chức đám cưới. Mỗi mâm cỗ cưới có giá 4 triệu đồng (mâm dành cho 10 khách).

Thông thường ở các đám cưới khác sẽ có 2 thùng tiền mừng cưới. Một dành cho nhà trai và một dành cho nhà gái. Toàn bộ chi phí cho tiệc đãi khách này đều do gia đình tôi chi ra. Nhưng bố mẹ tôi tuyên bố, toàn bộ số tiền mừng sẽ cho 2 con, ông bà sẽ không động đến số tiền mừng ấy. Tôi biết, bố tôi là dân kinh doanh nên các mối quan hệ của bố rất nhiều và họ mừng vợ chồng tôi số tiền không nhỏ.

Nhà gái thấy vậy cũng ủng hộ bằng cách sẽ cho vợ chồng tôi toàn bộ số tiền mừng. Vì vậy 2 nhà thống nhất chỉ để chung 1 thùng nhận tiền mừng cưới cho cả khách nhà gái lẫn nhà trai.

Ở chốn đông người, lại lúc cưới xin bận rộn, việc bất trắc gì cũng có thể xảy ra vì vậy ngay trước lúc đám cưới, vợ tôi đã giao phó nhiệm vụ trông thùng tiền mừng cho em trai. Anh chàng 22 tuổi rất hào hứng với nhiệm vụ trên.

Đám cưới diễn ra suôn sẻ. Vì có chén rượu trong người nên tiệc tàn, tôi được bạn bè chở về căn hộ chung cư của vợ chồng tôi. Tôi vào giường và ngủ một giấc không biết trời đất gì. Đến chiều, khi tỉnh dậy, tôi thấy nhà vợ tập trung rất đông. Vợ tôi lúc đó không hiểu chuyện gì mà khóc nức nở. Hỏi ra tôi mới biết, thùng tiền mừng cưới của hai vợ chồng đã "không cánh mà bay".

Mọi người nhanh chóng gọi vào máy em trai vợ để hỏi han nhưng số điện thoại không liên lạc được. Lúc này, mẹ vợ tôi vô cùng lo lắng. Bà nói, đám cưới xong, em vợ tôi đã nhận nhiệm vụ chở tiền mừng cưới về cho anh chị nhưng giờ này không thấy đâu. Bà đang lo lắng là trên đường đi, em cầm nhiều phong bì thế không biết có bất trắc gì không.

Mỗi người một câu, nhà tôi loạn hết lên. Một người họ hàng bên nhà vợ còn đề xuất báo công an nhưng mẹ vợ tôi chần chừ. Bà nói rằng, ngày vui của con cái kiêng chuyện liên quan đến pháp luật.

Khi cả nhà rối như tơ vò thì vợ tôi nhận được tin nhắn của em trai. Em bảo rằng đang có việc gấp nên đi vắng vài ngày. Cả nhà đừng lo lắng cho em. Vợ tôi gọi điện hỏi là có việc gì? Và thùng tiền cưới đâu nhưng em lại tắt máy. Cả đêm đó, vợ tôi ngủ không yên vì lo lắng và suy diễn đủ chuyện trong đầu.

Mấy ngày sau, chúng tôi vẫn không có thông tin gì về em trai và thùng tiền mừng cưới. Sau này, em trai vợ quay về nhà thú nhận mọi chuyện.

Hóa ra anh chàng chơi bài bạc thua nên vay nóng xã hội đen. Số tiền lãi mẹ đẻ lãi con lên tới nửa tỷ đồng. Vì bị dân đòi nợ thuê đe dọa, em vợ túng quá hóa liều, ôm luôn thùng tiền mừng cưới của anh chị.

Số tiền đó em đem trả hết cho đám cho vay. Bố mẹ vợ tôi biết chuyện vô cùng tức giận đã làm ầm ĩ ở nhà vợ. Nhưng chuyện đã lỡ, đánh đập, chửi bới em ấy nào có tác dụng gì? Là con rể, dù rất bực mình và xót tiền nhưng tôi cũng không biết làm gì hơn là nói đỡ cho em ấy.

Chuyện xảy ra 5 năm về trước. Nhưng mỗi lần đi đám cưới hay nghe chuyện “cô dâu chú rể thức cả đêm tân hôn để đếm tiền mừng cưới” vợ tôi lại mặt méo xệch. Cô ấy nói đùa: “Nhờ thằng T. (em vợ tôi) mà vợ chồng mình có đêm tân hôn thật đáng nhớ. Sau này nó cưới, mình cũng phải xin lại thùng tiền mừng cho đỡ thiệt thòi”.

Ngày cưới là ngày vui của các cặp đôi. Nhưng từ đây cũng phát sinh nhiều chuyện dở khóc dở cười. Bạn có câu chuyện nào liên quan đến mùa cưới muốn kể cho chúng tôi? Bài viết xin được gửi về emai: bandoisong@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn.

 

Đám cưới có thể nhỏ đi nhưng váy áo vẫn phải xa hoa

Đám cưới có thể nhỏ đi nhưng váy áo vẫn phải xa hoa

Các cô dâu Ấn Độ tin rằng đám cưới có thể mời ít khách, nhưng trang phục phải hoàn hảo, có giá trị cao và thể hiện cá tính bản thân.

Độc giả Lê T.T