Mok tự gọi mình là Yeah Man (theo cách phát âm tiếng Quảng Đông có nghĩa là "người đàn ông hoang dã"). Anh bắt đầu sống không điện, nước như vậy từ 13 năm trước.

"Tôi từng theo học ngành quản lý giải trí tại Đại học Hong Kong, nhưng tôi đã học được rất nhiều điều về thiên nhiên và môi trường ngoài kiến thức ở trường.

Tôi nhận ra tác hại mà con người gây ra cho thiên nhiên và không muốn tiếp tục sống một cuộc sống tạo ra chất thải ô nhiễm nữa. Vì vậy, tôi quyết định sống tự cung, tự cấp", Mok chia sẻ.

Chàng trai sống tự cung, tự cấp không cần đến tiền giữa Hong Kong sầm uất - 1

Ban đầu, cha mẹ, bạn bè đều phản đối quyết định của Mok và khuyên anh nên trở về thành phố để kiếm một công việc phù hợp với tấm bằng đại học. "Nhưng tôi không muốn sống phần đời còn lại như vậy bởi nó đi ngược lại những giá trị mà tôi theo đuổi", anh cho biết.

Chàng trai sống tự cung, tự cấp không cần đến tiền giữa Hong Kong sầm uất - 2

Thế rồi, Mok thuê một ngôi nhà ở Pat Heung, vùng nông thôn phía tây bắc thành phố. Trong một sự kiện bảo vệ môi trường năm 2003, anh gặp Cheng Pui-shan (37 tuổi) và họ kết hôn vào năm 2012.

Chàng trai sống tự cung, tự cấp không cần đến tiền giữa Hong Kong sầm uất - 3

Mok cho biết anh yêu phong cách sống của mình bởi nó lành mạnh và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, bằng việc ăn chay, gia đình anh có thể góp phần bảo vệ động vật.

Chàng trai sống tự cung, tự cấp không cần đến tiền giữa Hong Kong sầm uất - 4

Mok thường làm đồ chơi cho con bằng những vật liệu thu thập được từ bãi rác. "Tôi muốn tặng con trai những thứ từ Mẹ Thiên nhiên chứ không phải đồ chơi mua ở cửa hàng bách hóa vốn chỉ khuyến khích việc chi tiêu phung phí và chủ nghĩa tiêu dùng".

Chàng trai sống tự cung, tự cấp không cần đến tiền giữa Hong Kong sầm uất - 5

Vợ chồng anh cũng không quá lo lắng về việc bé Mok Ki sẽ khác biệt với bạn bè đồng trang lứa. "Con vẫn sẽ đi học mẫu giáo như những đứa trẻ khác, nhưng tôi muốn nuôi dạy con trong một môi trường gần gũi với thiên nhiên. Con giúp tôi tưới cây mỗi ngày và đó là cách tôi muốn con tự mình biết và trải nghiệm mọi thứ", Mok chia sẻ.

Sử dụng điện từ các tấm pin mặt trời đặt trên mái nhà nên mỗi tháng, gia đình Mok chỉ phải trả khoảng 4 USD tiền điện mỗi người.

Khoảng 90% đồ đạc trong nhà Mok đều là sản phẩm tái chế, bao gồm máy giặt và bàn ghế. 10% còn lại anh tự sáng tạo từ những đồ dùng người khác bỏ đi. Thậm chí gia đình anh đã không sử dụng giấy vệ sinh trong suốt hơn 10 năm qua và thay vào đó chỉ dùng nước để làm sạch.

"Rác là một nguồn tài nguyên và chúng không vô giá trị như mọi người vẫn nghĩ. Nếu được tận dụng đúng cách, chúng sẽ rất hữu ích", Mok nói.

Nhiều người cho rằng rất khó để sống tự cung tự cấp ở Hong Kong nhưng điều này không đúng. Theo Mok, mọi người hoàn toàn có thể thực hiện được 90% những điều mà anh đang làm hàng ngày. Bản chất của việc sống xanh là học cách trân trọng thiên nhiên, quý trọng tài nguyên, sử dụng ít hóa chất và tái chế vật liệu càng nhiều càng tốt.

Chàng trai sống tự cung, tự cấp không cần đến tiền giữa Hong Kong sầm uất - 6

Hiện tại, Mok làm việc 3,5 ngày/tuần tại Trang trại Giáo dục Mạng lưới Tự nhiên do anh lập nên ở thị trấn Sheung Shui và điều hành các cuộc hội thảo về lối sống xanh hướng dẫn mọi người xây nhà trên cây hoặc trồng cây ăn quả.

Yeah Man trải lòng: "Tôi đang có tất cả mọi thứ mình muốn trong cuộc sống: Một gia đình hạnh phúc, một công việc đóng góp lợi ích cho xã hội và một lối sống theo cách mà tôi muốn. Đó là một cuộc sống hoàn hảo".

Theo Dân Trí

Cuộc sống của người đàn ông sau ca mổ tách cặp song sinh 33 năm trước

Cuộc sống của người đàn ông sau ca mổ tách cặp song sinh 33 năm trước

Tại chương trình Gõ cửa thăm nhà tập 50, MC Ngọc Lan và Quốc Thuận gặp gỡ gia đình anh Nguyễn Đức - người đã kiên cường sống sót trong cuộc phẫu thuật tách cặp song sinh cách đây hơn 3 thập kỷ.