{keywords}
 

Ứng xử vốn là câu chuyện gây nhiều tranh cãi bởi nó không là chuyện của riêng ai. Mỗi người sẽ có một lối ứng xử riêng và thể hiện nhân cách khác nhau của một người.

Dù ứng xử thế nào cũng vẫn luôn phải tuân theo nguyên tắc kính trên nhường dưới. Chuyện người trẻ nghe người già, người ít tuổi phải lễ phép, vâng lời, chào hỏi người lớn tuổi vốn là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu. Đó vốn được coi là truyền thống tốt đẹp không chỉ trong gia đình mà còn ở ngoài xã hội. 

Nhưng cuộc sống hiện đại đã kéo theo nhiều thay đổi. Đó là sự thay đổi từ cái nghe, cái nhìn đến việc nhận thức và hành động. 

Những phép tắc thời xưa đã không còn được ứng dụng như trước đặc biệt là với nhiều người trẻ. Thời nay, một số nam thanh nữ tú đã có cái nhìn thoáng hơn, sống cởi mở hơn với các mối quan hệ. Họ thích sống và làm theo sở thích với tư tưởng “chỉ cần mình thấy vui là được”. Họ không còn sợ những định kiến, dị nghị của xã hội. Nhưng chính sự cởi mở ấy lại gây ra nhiều vấn đề. 

Đó là cách ứng xử thiếu lễ độ, không còn “kính trên nhường dưới”. 

Giống như câu chuyện trên xe buýt mới đây mà tôi chứng kiến. Một người đàn ông chững chạc, đáng tuổi cha chú bước lên xe. Có vẻ như ông hơi mệt sau khi đứng chờ lâu. Ghế trống không còn, ông phải đứng cạnh một nam thanh niên. Dù nhìn thấy người già đứng bên, bám không vững sau nhiều lần tài xế phanh gấp nhưng thanh niên này vẫn ung dung ngồi. 

Khi được phụ xe buýt nhắc nhở về việc nên nhường chỗ, thanh niên này có vẻ ngạc nhiên. Anh ta tỏ thái độ: “Bác ấy vẫn còn trẻ và khỏe lắm. Có khi còn khỏe hơn em”. Sau câu nói của cậu thanh niên, tất cả im lặng. 

Không phải bởi họ sợ thái độ của anh chàng kia mà bởi họ cảm thấy thất vọng về cách ứng xử với người lớn tuổi. Dù xe buýt luôn yêu cầu phải nhường chỗ cho người già, người khuyết tật, trẻ nhỏ, bà bầu… nhưng đâu phải ai cũng sẵn sàng làm điều đó. 

Một cô gái cuối dãy chợt tiến lại gần. Cô ân cần: “Bác ơi, bác xuống chỗ cháu ngồi ạ. Anh này chắc say xe, cháu thấy anh ấy cầm túi bóng trên tay suốt nãy giờ”. Người đàn ông ái ngại xua tay từ chối. Cô gái vẫn cứ mỉm cười: “Không sao đâu bác, bác ngồi đi cho đỡ mỏi chân. Với lại, cháu cũng sắp xuống bến rồi ạ”. 

Sau câu nói của cô gái, người đàn ông lớn tuổi mới xuống ghế phía dưới ngồi. Tuy nhiên, qua rất nhiều bến, cô gái vẫn chưa “chịu” xuống.

Câu nói ban nãy của cô gái khiến anh chàng kia chột dạ. Có vẻ như anh đã nhận ra điều gì đó. Đúng, anh thực sự say xe. Và trong lúc mệt mỏi lại bị phụ xe kêu nhường ghế làm anh khó chịu. Tất nhiên, anh có thể không nhường và tìm lý do say xe để từ chối. Nhưng anh cũng đâu cần phải thốt ra những câu so sánh hơn thua. Có lẽ cơn nóng giận đã khiến anh không thể kiềm chế được cảm xúc và làm tổn thương người đáng tuổi cha chú mình. 

Lễ độ với người già, ứng xử đẹp đẽ nơi công cộng chính là điều mà ai cũng nên làm. 

Nhưng một bộ phận người trẻ đã không còn cho rằng mình phải làm theo chuẩn mực nào đó. Họ muốn làm việc mà mình thích. Thậm chí nhiều người chẳng cần quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình. 

Hệ lụy hơn, có những người muốn đi ngược lại với thuần phong mỹ tục để bất chấp biến mình thành người nổi tiếng. 

* Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả.

Độc giả Thanh Tú

Con rể đi không hỏi, về không chào, cả ngày chẳng nói nửa lời

Con rể đi không hỏi, về không chào, cả ngày chẳng nói nửa lời

Cũng vì thương con thương cháu, tôi bỏ quê lên thành phố sống cùng các con. Nhưng ứng xử của con rể khiến tôi thấy tủi thân vô cùng.