“Nguyên muốn gặp các bạn thường xuyên hơn”

Bất kỳ ai gặp Nguyên cũng gật gù công nhận Nguyên trông cao lớn và điển trai. Tuy nhiên, trái ngược với hình ảnh trưởng thành đó, hành động của em lại chỉ như một đứa trẻ lên 3. Em thích chơi xích đu, vừa đu thật cao vừa vỗ tay và phát ra những tiếng u ơ thích thú. Bởi vì Nguyên hồn nhiên như vậy nên nhiều người cảm thấy vô cùng bất ngờ khi đọc cuộc hội thoại giữa em và mẹ. Thì ra, trong tâm hồn trẻ thơ đó là cả một thế giới cảm xúc phong phú và sống động.

Mới đây, sau khi được tham gia một câu lạc bộ bóng rổ, Nguyên đã say sưa trò chuyện với mẹ về trải nghiệm đó. Cuộc hội thoại của hai mẹ con diễn ra 1 tiếng rưỡi và tốn đến 40 trang vở. Dưới đây là những dòng chia sẻ của Nguyên:

{keywords}
Cuộc hội thoại dài 40 trang giấy của Nguyên và mẹ khiến bao người xúc động

“Ngày hôm qua thầy để Nguyên tiếp tục được tham gia câu lạc bộ bóng rổ, Nguyên rất vui vẻ. Cảm ơn cô Thúy và chú Tôm đã cho Nguyên buổi chiều thật vui bên các bạn. Nguyên muốn gặp các bạn thường xuyên hơn. Nguyên hôm qua lúc đầu không tập trung vì Nguyên không biết sẽ học bóng rổ như thế nào.

Sau đó Nguyên hiểu được các bạn tình nguyện viên muốn giúp Nguyên chơi bóng rổ thật vui vẻ. Các bạn rất nhiệt tình và rất yêu Nguyên. Nguyên giờ vẫn vui vẻ, giờ Nguyên muốn chơi với các bạn nhiều hơn… Nguyên sẽ bằng tất cả cố gắng của bản thân mình giúp các bạn tình nguyện viên sẽ thấy hạnh phúc khi chơi bóng rổ, muốn các bạn tình nguyện viên hãy kiên trì với Nguyên nhiều hơn các bạn khác vì Nguyên phải điều chỉnh cơ thể rất nhiều. Nguyên có rất nhiều khó khăn không thể kiểm soát được… Nguyên sẽ học tốt, các bạn quan tâm Nguyên hơn nữa nhé… Hãy cổ vũ cho Nguyên và các bạn...”.

{keywords}
Chị Hoa luôn đồng hành và tìm mọi cách để can thiệp cho Nguyên.

 

Chắc hẳn Nguyên đã rất hạnh phúc, bởi em luôn mong ước có bạn chơi cùng. Đối với em; bố mẹ, em trai và các bạn ở trung tâm cho trẻ tự kỷ chưa phải là những người bạn đúng nghĩa. “Bạn” đối với em là những người “cùng chơi bóng, đi bơi, đi siêu thị mua đồ về nấu ăn”...

Do vậy, sau buổi chơi bóng rổ cùng các bạn tình nguyện viên, Nguyên luôn mong được gặp các bạn thường xuyên hơn và hi vọng các bạn quan tâm đến Nguyên nhiều hơn. Riêng với Nguyên, em sẽ cố gắng hết sức mình để có thể vui đùa cùng các bạn, để các bạn cũng cảm thấy “hạnh phúc” khi chơi bóng rổ cùng em.

“Mẹ đừng khóc vì nước mắt không giải quyết được vấn đề gì"

Nguyên sinh năm 2002. Từ năm 2 tuổi, Nguyên đã được bố mẹ đưa đến bệnh viện để khám do em không chịu nói. Sau khi bác sĩ đưa ra kết luận Nguyên mắc hội chứng tự kỷ, cả gia đình em đã rất sốc và tuyệt vọng bởi họ biết rằng “Nguyên sẽ không bao giờ khỏi được đâu”.

{keywords}

Nguyên cảm thấy hạnh phúc khi được vận động và vui đùa cùng các bạn.

Để chăm lo cho Nguyên, mẹ của em - chị Nguyễn Quỳnh Hoa (41 tuổi) đã từ bỏ công việc của mình, đưa con đến các lớp can thiệp, tham gia các khóa học về can thiệp cho trẻ tự kỷ, đọc rất nhiều loại sách trong và ngoài nước chỉ để tìm cho Nguyên phương pháp tốt nhất, giúp cải thiện tình trạng của em.

Và những nỗ lực của chị cũng có ngày kết trái, khi chị tìm được phương pháp giúp Nguyên có thể viết được. Năm 2010, chị Hoa gặp chuyên gia hướng dẫn phương pháp RDI – can thiệp phát triển quan hệ. Phương pháp này giúp rèn luyện những khả năng cần thiết cho trẻ tự kỷ, trong đó có khả năng sử dụng ngôn ngữ. Năm 2011, theo phương pháp này, Nguyên đã viết được chính tên của em. Dần dà, từ những từ đơn, Nguyên viết được từ ghép, rồi viết được cả câu.

{keywords}

 Ước mơ sau này của Nguyên là trở thành một đầu bếp.

{keywords}
 
{keywords}
 Nhờ Nguyên, chị Hoa đã học được thêm nhiều điều, đặc biệt là sự nhẫn nại.

Theo sự tiến bộ của Nguyên, chị Hoa bắt đầu việc chia sẻ cảm xúc cùng với con. Điều kỳ diệu là từ lúc Nguyên có thể viết ra cảm xúc của mình, em đã giảm hẳn sự cáu gắt và bực bội. Ban đầu, Nguyên vẫn còn viết những câu từ ngô nghê, nhưng trải qua những sự uốn nắn kiên trì từ mẹ, Nguyên đã có thể viết những câu phức tạp và chau chuốt như hiện tại. Thậm chí, khi thấy mẹ khóc vì bất lực trước cậu em trai tinh quái của Nguyên, Nguyên đã động viên mẹ một câu khiến chị Hoa bình tĩnh hơn rất nhiều: “Mẹ đừng khóc vì nước mắt không giải quyết được vấn đề gì”…

Chị Hoa chia sẻ: “Đến bây giờ, mình nhận thấy Nguyên đã giúp mình học được thêm nhiều điều. Mình học được sự kiên nhẫn, kiểm soát được cảm xúc, biết lắng nghe và yêu thương mọi người, biết biến những niềm vui bằng hạt cát trở thành một sa mạc đầy cát, biết nhìn thấy sự may mắn từ những điều không may. Quả thật, mình cảm thấy may mắn vì có Nguyên”.

Hạnh phúc của một bà mẹ khi nhìn con trai tự kỷ bắt đầu tiếp giao tiếp

Hạnh phúc của một bà mẹ khi nhìn con trai tự kỷ bắt đầu tiếp giao tiếp

Một bà mẹ người Mỹ đã gặp vô vàn khó khăn khi phải nuôi nấng cậu con trai tự kỉ và không thể ngờ rằng con mình cũng có ngày chạm được vào một cơ thể sống khác như đứa trẻ bình thường.

Tào Thanh Huyền