Chị Lê Thị Loan (SN 1983, quê Vĩnh Long), hiện là chủ một nhà hàng ẩm thực tại quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Hơn hai năm qua, tranh thủ thời gian rảnh vào sáng và tối, chị trồng rau trên sân thượng để cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình. 

{keywords}

Sân thượng của gia đình chị có diện tích 100m2. Ngoài trồng 30 cây cà chua cho trái liên tục, chị Loan còn trồng dưa leo, dưa lưới, dưa bở, mướp đắng, các loại rau và một số cây ăn trái.

{keywords}

Vật dụng để trồng cây của chị Loan là những thùng đựng nước cũ, thùng xốp, chậu cũ mua ở các vựa ve chai. Để sân thượng luôn sạch, không bị nặng, chị Loan dùng 20% đất trồng và 80% giá thể (xơ dừa, tro, trấu, phân, rác thải) vào việc trồng cây.  

{keywords}
Chị Loan bắt đầu trồng 30 cây cà chua từ tháng 9/2020. Cây lúc nào cũng trĩu trái. Có lúc, chị Loan thu hoạch được 40-50kg cà chua, ăn không hết chị phải mang cho bạn bè, người thân. "Sau khi thu hoạch trái chín, tôi bón phân cho gốc cây, 10 ngày sau trái chín, tôi lại thu hoạch tiếp", chị Loan nói.
{keywords}
Chị cũng trồng được những cây dâu tây trên sân thượng. Hiện, cây đang cho trái chín.
{keywords}
Theo chị Loan, để có vườn cây xanh tốt, cho năng suất cao đòi hỏi người làm vườn phải có kinh nghiệm, chịu khó tìm tòi và có tình yêu với cây. 
{keywords}

Ngoài ra, hằng ngày, người trồng phải thăm cây, xem cây có bị bệnh, thối rễ, thối thân hay không. “Chăm cây như chăm trẻ vậy. Một ngày mình không lên thăm, cây bị bệnh luôn”, người phụ nữ quê Vĩnh Long nói.

{keywords}

Con trai chị Loan đang giúp mẹ thu hoạch cà chua chín.

{keywords}

Những cây dưa lưới và dưa lê trĩu trái. Chị Loan cho biết, để trồng được những cây ăn trái này mất rất nhiều công chăm sóc và đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, hiểu được đặc điểm của cây. 

{keywords}

Bí quyết trồng vườn cây xanh tốt, trĩu trái trên sân thượng của chị là sử dụng phân hữu cơ, thuốc trị sâu bọ do chị tự làm. Đối với thuốc trị sâu bọ, chị Loan làm từ thuốc lào ngâm với rượu, ủ 5-7 ngày rồi mang tưới cho cây. Đối với phân bón, chị dùng bã đậu nành, những quả chuối hư, vỏ trứng, rác nhà bếp để làm phân. Dùng các loại rác thải này làm phân không chỉ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho cây mà còn giúp cây cho trái nhiều, màu đẹp, mọng nước, ăn ngọt.

{keywords}
Bước tiếp theo trong việc làm vườn trên sân thượng của người phụ nữ này là việc xử lý đất trồng trước khi trồng cây. "Xử lý đất cho sạch mầm bệnh là mình đã thành công 50% trong việc làm vườn rồi", chị nói. 
{keywords}
Công đoạn xử lý đất của chị là trộn đất, xơ dừa, tro, trấu, phân… với vôi bột, vỏ trứng, phân gà, đất thịt phơi cho khô, sau đó mới trồng cây. 
{keywords}
Người trồng cũng phải luôn cung cấp đủ nước cho cây. Ngoài ra, người làm vườn phải bón phân đúng giai đoạn phát triển của cây, nếu không đúng sẽ làm hại cây. 

Xem thêm video: Hà Nội đẹp lạ mùa hoa gạo, sắc đỏ xua tan rét nàng Bân

Tú Anh

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vườn lạ như kim tự tháp có 800 cây trên mái nhà giữa phố thị đông đúc

Vườn lạ như kim tự tháp có 800 cây trên mái nhà giữa phố thị đông đúc

Mái nhà với khu vườn như kim tự tháp có 800 cây xinh xắn tạo ra điểm nhấn độc đáo giữa phố thị ở London, Anh.