Tết Đoan ngọ là một ngày lễ quan trọng trong truyền thống của người Việt Nam, thường diễn ra vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày Thứ 2, ngày 14/6 (dương lịch). 

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ sâu bọ, côn trùng phòng bệnh.

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được.

Chỉ có ngày mùng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng. Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này mang ra phố thị bán, rượu nếp cũng được người dân thành thị ưa chuộng, là thức ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Ở miền Trung, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên để cúng gia tiên và sau đó cả gia đình cùng nhau thưởng thức.

Ngoài ra, theo truyền thống của người Nam bộ, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này trong mâm cỗ diệt sâu bọ. Như vậy, có thể nói Tết Đoan Ngọ là Tết giữa năm, trước là tưởng nhớ tổ tiên, sau là ước mong chữa bệnh, cầu sức khoẻ. Tết Đoan Ngọ đã gắn với tín ngưỡng của cả cộng đồng Việt Nam từ bao đời và trở thành một lễ tết truyền thống đậm nét văn hóa.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ Tết giết sâu bọ là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… Vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật.

Lê Phương

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người Việt thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn. 

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo gợi ý của chuyên gia

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo gợi ý của chuyên gia

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết truyền thống ở Việt Nam, dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Dưới đây là bài cúng Tết Đoan Ngọ độc giả có thể tham khảo.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ có thể bạn chưa biết

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ có thể bạn chưa biết

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt.

5 điều kiêng kị và nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ

5 điều kiêng kị và nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 (âm lịch) là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau Tết Nguyên Đán. Dưới đây là một số lưu ý trong ngày này.