Có người mua cành đào giá hơn cả tháng lương. Có người đi siêu thị sắm Tết, nhặt hàng ném vào xe đẩy như bắt được của. Có người không thiếu gì quần áo đẹp nhưng muốn ngày Tết phải khác ngày thường, với bộ cánh “mốt” nhất chưa từng mặc bao giờ cho thiên hạ lác mắt.

Phần lớn chúng ta vẫn mang nặng nếp nghĩ có tự ngàn xưa là rất hay tiêu pha, mua sắm, ăn chơi “thả phanh” trong dịp Tết.

{keywords}
 

Có người mua cành đào giá hơn cả tháng lương. Có người đi siêu thị sắm Tết, nhặt hàng ném vào xe đẩy như bắt được của. Có người không thiếu gì quần áo đẹp nhưng muốn ngày Tết phải khác ngày thường, với bộ cánh “mốt” nhất chưa từng mặc bao giờ cho thiên hạ lác mắt. Có người bốc lên mua ô-tô trả góp đi du Xuân và đưa cả nhà về quê để giải quyết khâu… oai. Lại có người thấy thiên hạ ăn Tết du lịch ở những nơi danh lam thắng cảnh, thậm chí ra cả nước ngoài, nghĩ mình cũng phải “chơi” không chịu kém.

Nhưng không phải ai cũng có đủ tiền ăn chơi như vậy nên Tết xong, công nợ đầm đìa, vợ đổ tại chồng, chồng kêu tại vợ, cãi nhau chí chóe, có khi đưa nhau ra tòa. Thử hỏi ăn Tết như vậy có vui không? Có nhà gói đến hai chục chiếc bánh chưng, ăn lay lắt cả tháng giêng không hết. Mâm cỗ Tết ê hề thức ăn ngon nhưng cả chủ lẫn khách không ăn hết nổi một phần ba mâm cỗ. Đổ đi thì tiếc mà cất vào tủ lạnh thì chật...

Nhưng có lẽ lãng phí nhất là chuyện mừng tuổi các cháu nhỏ. Cứ đến gần Tết, lắm người chuẩn bị hàng tệp bao lì xì. Nếu dùng tiền mệnh giá nhỏ, chỉ cần tiền mới để lấy may thì đó là phong tục đẹp không có gì đáng bàn.

Nhưng có những người mừng tuổi tiền có mệnh giá hàng trăm nghìn trở lên, có khi cả tiền đô-la hay Euro thì chỉ làm hư các cháu nhỏ. Thấy người ta mừng tuổi con mình nhiều nên cũng phải mừng lại tương xứng, thế là hai bên cha mẹ thi nhau “nhả đạn”, khiến đám trẻ con tự nhiên rủng rẻng tiền đầy túi đem đi ném vào các hàng trò chơi điện tử hoặc ăn tiêu hoang phí như tiền bắt được. Đến khi cha mẹ hỏi đến tiền mừng tuổi của con thì bay hết rồi.

Ngày Xuân đi chúc Tết, các đôi vợ chồng thường đem theo con nhỏ. Lắm em cứ thấy người lớn đến chúc Tết là đến đứng bên mẹ chờ khách ra tiền. Có cháu bóc ngay bao lì xì ra xem. Thấy ai mừng nhiều cho là người tốt, đáng kính trọng. Ai mừng tờ hai mươi nghìn, năm nghìn sẽ bị cho là ki bo đáng coi thường, thậm chí khách về không chào. Vô tình chúng ta dạy trẻ đánh giá con người qua đồng tiền, có khi chúng hư hỏng từ đó. Thế là mừng tuổi từ phong tục đẹp biến thành “hủ tục” làm không ít người cứ gần đến Tết lo sốt vó, thậm chí không dám đến nhà ai nếu không có tập lì xì.

Một khoản lãng phí đáng kể nữa là rượu. Nếu mỗi gia đình có vài chai rượu ăn Tết là chuyện bình thường nhưng có nhà mua đến hàng chục chai mà đa số là rượu ngoại với những nhãn mác có tên tuổi để làm quà biếu. Có người được biếu nhiều rượu quá phải bán đi. Cuối cùng chỉ béo những người buôn rượu.

Đốt vàng mã cũng là một khoản chi phí đáng kể với nhiều gia đình. Mặc dù vàng mã hạng sang có giá khá cao song nhiều người vẫn không ngần ngại vung tiền triệu ra mua. Vì theo một số người quan niệm thì: "Đốt vàng mã nhiều, năm sau mới làm ăn phát đạt, hoặc là dịp “báo hiếu” cha mẹ, ông bà”.

Với tâm lý quanh năm vất vả ngày Tết phải phải ăn chơi. Nhất là những đôi vợ chồng trẻ nhiều khi cả hai cùng bốc đồng, bất cứ cái gì cũng phải không thua thiện hạ, từ cành đào, cây quất đến rượu ngoại, vàng mã hay mừng tuổi trẻ con, áo quần diện Tết … Có những gia đình chi tiêu cho mấy ngày Tết bằng hai ba tháng bình thường, trong khi tiền thưởng năm nay nếu có cũng không đáng kể.

Để hãnh diện với mọi người trong ba ngày Tết có khi phải trả giá bằng sự túng thiếu vài ba tháng sau. Tết như thế trở thành cái họa.

Nỗi buồn của chàng rể 3 năm ăn Tết nhà vợ

Nỗi buồn của chàng rể 3 năm ăn Tết nhà vợ

Mỗi khi tôi nói muốn được đưa vợ con tôi về quê ăn Tết, vợ tôi sẽ viện 1001 lý do để từ chối. Nhà vợ tôi cũng hùa vào bênh vợ tôi và “quây” tôi khiến tôi đuối lý.

Mẹ chồng cổ hủ bắt con dâu phục dịch chồng

Mẹ chồng cổ hủ bắt con dâu phục dịch chồng

Hôn nhân là một cuộc chia sẻ giữa hai vợ chồng, hạnh phúc vợ chồng là cùng ghé vai gánh vác các trách nhiệm gia đình chứ không ai phải phục dịch cho ai cả.

(Theo Dân Việt)