Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được dạy phải lịch sự, thân thiện và biết cách kiềm chế cảm xúc của mình. Tại quốc gia này, hiếm có cảnh trẻ em đứng khóc trong siêu thị.

Theo Bright Side, cha mẹ Nhật có một vài quy tắc nuôi dạy con từ khi chúng mới lọt lòng để xây dựng nhân cách tốt từ sớm cho trẻ.

Tình cảm khăng khít giữa mẹ và con

Ở Nhật Bản, mối liên hệ giữa mẹ và con cực kỳ khăng khít. Người mẹ sẽ ngủ cùng và mang con theo khắp mọi nơi bằng một chiếc địu. Phong tục này xuất phát từ thời xa xưa, khi những người phụ nữ thường dùng vải buộc con vào sau lưng để vừa có thể trông con vừa làm việc nhà.

Sự gắn bó mẹ con còn thể hiện ở việc người mẹ luôn tôn trọng mọi thứ con làm. Họ luôn tuân theo quy tắc: trước khi một đứa trẻ lên 5, chúng có thể làm bất cứ việc gì chúng muốn.

Có thể các bậc phụ huynh nước ngoài cảm thấy đây là sự nuông chiều thái quá nhưng nguyên tắc này giúp trẻ nhỏ biết được chúng là một đứa trẻ ngoan.

{keywords}
Một họa sĩ Nhật Bản vẽ bức tranh vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 thể hiện sự gắn bó khăng khít giữa bà mẹ Nhật và con. (Ảnh: Brightside)

Quan điểm này hình thành nên định nghĩa “amae” trong tiếng Nhật. Hầu hết các ngôn ngữ khác không có cụm từ nào khác giải thích cho từ này, nhưng nôm na có thể hiểu là “mong muốn được yêu thương” hoặc đơn giản là “sự gắn bó”.

Nó có nghĩa là một đứa trẻ được nhận tình yêu thương và được dựa dẫm vào cha mẹ khi còn nhỏ. Ngược lại, khi lớn lên chúng sẽ là người chăm sóc cha mẹ già.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh rằng sự khích lệ của cha mẹ đối với con trẻ sẽ làm giảm thiểu hành vi xấu ở trẻ và cải thiện hành vi của những đứa trẻ bị rối loạn phát triển.

Dạy con trở thành một phần tử của xã hội

Theo hệ thống giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản, trẻ em trước khi lên 5 sẽ được cha mẹ tôn trọng và để chúng làm mọi việc theo sở thích. Từ ngưỡng 5 đến 15 tuổi, chúng bắt đầu học cách tự lập và từ 15 tuổi trở lên sẽ ngang hàng với bố mẹ.

Trong xã hội có tính tập thể cao như Nhật Bản, phụ huynh thường đề cao triết lý nuôi dưỡng nên một con người biết đặt lợi ích của toàn thể lên trước cá nhân.

Cha mẹ Nhật luôn cố gắng dạy con trở thành người hòa đồng nhưng cũng không coi nhẹ giá trị của bản thân.

{keywords}
Tại Nhật, mọi đứa trẻ sinh ra đều bình đẳng, ngay cả những đứa trẻ trong hoàng gia. Trong ảnh, công chúa Ayako (thứ hai bên phải) đang biểu diễn cùng các bạn trong lễ hội thể thao ở Tokyo. (Ảnh: Reuters)

Ở giai đoạn đầu tiên (trước khi trẻ lên 5 tuổi), cha mẹ cho chúng tình cảm vô tận và tận tình chăm sóc những đứa con bé bỏng.

Đến giai đoạn hai (từ 5 đến 15 tuổi), tình yêu của cha mẹ không biến mất nhưng họ sẽ dạy cho con cách tự lập. Một đứa trẻ sẽ phải tuân thủ các luật lệ của xã hội và cố gắng tìm hướng đi riêng. Bởi vì sự gắn kết giữa mẹ và con rất mãnh liệt, một đứa con ngoan nhất định làm mọi việc để không làm phiền lòng mẹ.

Giai đoạn thứ ba (15 tuổi trở lên), đứa trẻ chính thức trở thành một phần tử của xã hội.

Gia đình là một trong những điều quan trọng nhất

Như một quy tắc, những bà mẹ phải nuôi dưỡng đứa con của mình, họ dành rất nhiều thời gian bên con. Một suy nghĩ phổ biến ở Nhật là cha mẹ không đưa con đến nhà trẻ khi chúng lên 3. Cha mẹ cũng không nhờ ông bà trông nom cháu hoặc không thuê bảo mẫu.

Nhưng sau đó, trẻ sẽ dành nhiều thời gian bên ông bà và người thân. Vì thế mối quan hệ của chúng với các thành viên trong gia đình trở nên khăng khít, gần gũi. Người Nhật cho rằng người trong gia đình luôn ủng hộ và bảo vệ nhau.

Cha mẹ là tấm gương điển hình

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm nhỏ liên quan đến các bà mẹ Nhật Bản và Châu Âu. Họ được yêu cầu xây một kim tự tháp.

Các bà mẹ Nhật tự xây kim tự tháp rồi yêu cần con họ xem và làm lại. Nếu con họ thất bại, chúng sẽ được mẹ khích lệ lắp ráp lại từ đầu.

Về phía các bà mẹ châu Âu, họ sẽ giải thích cách lắp ráp kim tự tháp và “mách nước” cho con để chúng hoàn thành.

{keywords}
Bà mẹ Nhật làm mẫu cho con nhìn theo, còn bà mẹ Tây giảng giải cho con cách thực hiện. (Ảnh: Video Blocks)

Từ thí nghiệm trên, có thể thấy những bà mẹ Nhật dạy con theo quy tắc “hãy làm giống mẹ”, còn những bà mẹ châu Âu chỉ giảng giải và yêu cầu con tự làm mọi thứ mà không làm mẫu.

Quan tâm đến cảm xúc của con

Để dạy dỗ một đứa trẻ sống hòa đồng trong xã hội có tính tập thể cao, quan trọng nhất phải dạy chúng cảm nhận và tôn trọng cảm xúc, sở thích của người khác.

Những bà mẹ Nhật trước tiên tôn trọng cảm xúc của đứa trẻ, điều này thể hiện qua hành động không làm bẽ mặt con mình.

Họ dạy chúng cách hiểu cảm xúc của người khác và thậm chí là cảm xúc của những đồ vật. Ví dụ nếu đứa trẻ cố gắng làm hỏng đồ chơi, một bà mẹ Nhật sẽ nói: “Thật tội nghiệp cho nó, nó sẽ khóc đấy con!”. Còn một bà mẹ phương Tây sẽ quở trách con: “Dừng lại! Con hư quá!”.

Người Nhật không xem những phương pháp nuôi dạy con của họ là tốt nhất. Ngày nay, những giá trị từ phương Tây cũng ảnh hưởng khá nhiều đến phong tục của họ. Tuy nhiên, thái độ bình thản và sự yêu thương của cha mẹ Nhật với con cái mãi mãi không thay đổi.

10 nguyên tắc dạy con thành tài của cha mẹ thông thái

10 nguyên tắc dạy con thành tài của cha mẹ thông thái

Không có công thức chung trong việc nuôi dạy con cái, tuy nhiên các bậc cha mẹ thông thái đều dùng chung một số nguyên tắc trong cách nuôi dạy con thành tài.

Mỹ Linh (Theo Brightside)