Cứ ra đường là hiểm nguy rình rập. Vậy phải làm thế nào? Chẳng lẽ suốt ngày nhốt con trong nhà, không cho con đi học, không cho con đi chơi mới có thể an toàn hay sao? 

Bác sĩ nói về cách sơ cứu khi bị tôn cứa cổ

Theo bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, bé trai 9 tuổi tử vong vì bị miếng tôn cứa cổ có thể sống nếu được sơ cứu cầm máu ban đầu đúng cách.


Mới đây, vụ việc một bé trai ở Hà Nội bị tôn cứa đứt cổ dẫn đến tử vong khi đang đạp xe nô đùa trên đường đã khiến nhiều phụ huynh giật mình sửng sốt.

Vào khoảng 14h30 chiều ngày 23/09/2016, khi đang đạp xe nô đùa cùng bạn bè trên đường Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội, một bé trai 9 tuổi đã không may đâm thẳng vào xe xích lô chở tôn đang đỗ bên đường.

Cú va mạnh đã khiến miếng tôn cứa ngang cổ cháu bé.

{keywords}
Hiện trường vụ tai nạn

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, người dân xung quanh đã nhanh chóng đưa cháu bé đi cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai.Tuy nhiên do vết thương quá nặng, cháu bé đã tử vong lúc hơn 15 giờ tại bệnh viện.

Vụ việc này là nỗi đau, nỗi mất mát lớn của gia đình cháu bé, nhưng cũng là gánh nặng của gia đình người lái xe xích lô.

Bên cạnh đó, vụ việc xảy ra cũng là một lời cảnh báo đối với các bậc cha mẹ về những mối nguy hiểm tiềm tàng thường trực trên đường, mà có thể chỉ một phút lơ là tính mạng con trẻ đã gặp nguy hiểm. Nhiều bậc cha mẹ không khỏi “kêu trời” vì không biết phải làm thế nào?

{keywords}
Cháu bé đã không thể qua khỏi sau vụ tai nạn với chiếc xích lô chở tôn. 

Nick name Lê Quý viết: “Cứ ra đường là hiểm nguy rình rập. Nào ô tô, nào xe máy, nào nắp cống hố ga, nào công trình xây dựng, nào xe thô xơ chở theo hàng hóa cồng kềnh, rồi trăm nghìn những “tai họa” rình rập mà chỉ một chút lơ là thôi đã có thể đi “chầu ông vải”.

Vậy thì phải làm thế nào? Chẳng lẽ suốt ngày nhốt con trong nhà, không đi học đi hành, không đi chơi đi bời đâu mới có an toàn hay sao?”

“Nhiều mẹ trách bố mẹ của cháu bé đã vô tâm để con đạp xe một mình ngoài phố nên mới xảy ra vụ việc đáng tiếc. Thế nhưng, bố mẹ cũng phải đi làm, kinh tế không thoải mái để thuê người theo sát con thì chẳng lẽ nhốt con trong nhà?” - nick name Hoa Hạ bức xúc trên trang facebook cá nhân của mình.

Đồng tình với quan điểm này, tài khoản Anan cũng cho rằng, không chỉ con trẻ mà tính mạng con người nói chung cũng đang rất mong manh.

“Trẻ nô đùa trên đường phố đông đúc là sai. Nô đùa trên phố, nếu không lao vào xích lô chở tôn kia thì có thể cũng lao vào xe máy hay ô tô đang lưu thông trên đường. Mức độ nguy hiểm cũng không kém gì nhau. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, trẻ em đang rất thiệt thòi. Gần như các cháu đang không có không gian an toàn để vui chơi.

Các địa điểm để trẻ thỏa sức nô đùa đang ngày càng thu hẹp để thay thế cho các công trình, các tòa nhà cao ốc, các trung tâm thương mại… Vậy thì lỗi không hẳn là ở bố mẹ và các cháu đâu”.

{keywords}
Một khu vui chơi thu hút rất nhiều gia đình

Trước những băn khoăn trên, nhiều phụ huynh lại cho rằng, chúng ta không nên đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh mà phải tìm cách để thích nghi và đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và con cái của mình.

Nickname Lê Thanh Bình bình luận trên một diễn đàn về vấn đề này: “Đúng là ngoài xã hội có quá nhiều điều nguy hiểm. Đường sá đông đúc, giao thông phức tạp và trăm nghìn những hiểm nguy rình rập. Không gian vui chơi an toàn cho trẻ thì càng ngày càng bị thu hẹp cho tốc độ tăng dân số quá cao ở các trung tâm thành phố. Tuy nhiên thay vì đổ lỗi, hãy tìm cách để giữ an toàn cho mình và gia đình mình.

Hãy bớt chút thời gian để đưa đón con khi các cháu còn đang ở độ tuổi nhỏ (từ cấp 1 trở xuống). Tuyệt đối không cho trẻ chơi dưới lòng đường hay tùy tiện chạy nhảy, đạp xe lung tung trên đường. Luôn nhắc nhở và cảnh báo cho con về những mối nguy hiểm trên đường để con đề phòng và cảnh giác hơn.

Dạy con về những quy tắc tham gia giao thông an toàn, đặc biệt là phải đi chậm, không được trêu đùa, đùa nghịch trên đường và phải chú ý quan sát khi qua đường hay rẽ trái, phải”.

“Đừng nhốt con ở trong nhà suốt ngày, hãy tranh thủ thời gian để đưa con đi chơi và chỉ cho con những quy tắc an toan toàn và những nguy hiểm có thể xảy ra nếu con không chú ý.

Đừng khiến trẻ cảm thấy bí bách quá mức dẫn đến những sự tò mò mà chơi đùa ở nơi nguy hiểm” - nick name Lê Minh viết.

Minh Anh