{keywords}
 

Đại dịch Covid-19 đã kéo theo sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực giải trí dành cho người cao tuổi ở Trung Quốc, các chuyên gia trong ngành cho biết tại Hội nghị Đổi mới tiếp thị người cao tuổi được tổ chức ở Thượng Hải mới đây.

Buộc phải ở trong nhà, người cao tuổi Trung Quốc kéo nhau lên mạng, ông Duan Mingjie - người sáng lập AgeClub, công ty tư vấn chuyên nhắm vào đối tượng người cao tuổi cho hay.

“Đại dịch đã buộc dân số già phải sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường giải trí cho người cao tuổi” - ông Duan nhận định.

Theo báo cáo thống kê về phát triển Internet của Trung Quốc hồi tháng 2, tỷ lệ người dùng Internet trên 50 tuổi đã tăng từ khoảng 17% vào tháng 3/2020 lên gần 27% vào cuối năm 2020.

Dân số đang già hóa của nước này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng là người cao tuổi. Hiện tại, có 254 triệu người từ 64 tuổi trở lên ở Trung Quốc. Trong số họ có gần 118 triệu người sống một mình hoặc có con cái đã sống riêng. “Nhóm này đòi hỏi nhiều loại hình giải trí” - Duan khẳng định.

Xie Lulu, người sáng lập Robkoo - ứng dụng tạo nhạc, cho biết người cao tuổi đang chi tiêu ngày càng nhiều tiền cho việc giải trí. “Âm nhạc, thư pháp và hội họa là sở thích chính của họ”.

Được thành lập vào năm 2019, Robkoo nhắm vào đối tượng khách hàng người cao tuổi như chiến lược phát triển cốt lõi của mình. Đây là những người sẵn sàng trả tiền cho nội dung nhiều hơn cả người trẻ, Xie nói. “Khi sản phẩm đủ hấp dẫn họ thì chi phí không phải là vấn đề. Đối tượng người trung niên và cao tuổi cũng chi tiêu nhiều hơn so với dân văn phòng và các nhóm khác”.

Các nền tảng video ngắn trở thành nội dung phổ biến nhất với người trung niên và người cao tuổi ở Trung Quốc. Trên Douyin - phiên bản TikTok của Trung Quốc, các video do người dùng trên 60 tuổi đăng lên có nhiều lượt tương tác hơn, bao gồm cả lượt thích, bình luận và chia sẻ.

Mới đây, Douyin cũng công bố “Kế hoạch bạn già”, trong đó cho biết sẽ tuyển dụng 10 người dùng trên 60 tuổi để lập nhóm tư vấn, giúp ứng dụng thân thiện hơn với người cao tuổi.

Renren Jiang, một nền tảng dạy học qua video trực tiếp, cũng quyết định chuyển trọng tâm kinh doanh sang đối tượng khách hàng cao tuổi sau khi chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng người dùng ở nhóm tuổi này kể từ năm 2020.

“Chúng tôi có người dùng ở các nhóm tuổi khác nhau nhưng người dùng từ 50 tuổi trở lên đã chiếm hơn 60% nền tảng của chúng tôi vào năm ngoái, và con số này vẫn còn tăng lên nữa” - Zhang Ming, giám đốc điều hành của công ty cho hay. Để phục vụ người cao tuổi tốt hơn, Renren Jiang đã điều chỉnh nội dung các khóa học và đề nghị giảng viên nói chậm hơn.

Công ty này cũng xây dựng các bài giảng trực tuyến về các chủ đề từ âm nhạc đến yoga, khiêu vũ. Nhưng các lớp học hát vẫn được nhiều người già yêu thích nhất.

Zhang cho biết, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc sử dụng điện thoại thông minh và ứng dụng ở người cao tuổi. “Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ mua cao về cơ bản là nhờ đối tượng người cao tuổi”.

Duan, người sáng lập AgeClub, cho biết thế hệ lớn tuổi ngày nay, sau khi đã dành cả cuộc đời để chăm sóc gia đình, đang chú ý đến bản thân nhiều hơn. “Họ theo đuổi ước mơ của mình, theo đuổi những gì họ không được học khi còn trẻ và dám chấp nhận rủi ro” - ông nói.

Nguyễn Thảo (Theo The Sixth Tone)

Tiêm vắc-xin Covid-19 xong, người già Mỹ bắt đầu 'ăn chơi' trong thận trọng

Tiêm vắc-xin Covid-19 xong, người già Mỹ bắt đầu 'ăn chơi' trong thận trọng

Đúng 2 tuần sau mũi tiêm vắc-xin Covid-19 lần 2, bà Sylvia Baer đã dành nguyên 1 ngày để đi khám mắt, làm móng và đi siêu thị - một lịch trình mà nếu là 12 tháng trước sẽ hoàn toàn không có gì đặc biệt.