- Gia đình nhà trai thấy bị phê bình thì nóng mắt. Ông bố chồng em đứng dậy cắt lời đại diện nhà gái và cho rằng, số tiền 10 triệu là quá lớn. Đặt số tiền đó không khác gì mua đứt em.

Cô dâu hoảng loạn sau đám cưới vì rửa hơn 50 mâm bát

Khi vào sau bếp, đập vào mắt tôi là hơn 50 mâm bát, đũa ngổn ngang. Ngồi rửa bát mà trong lòng tôi tủi thân, ấm ức vô cùng. Cả gia đình chồng đông như thế mà không một ai chịu đứng lên giúp đỡ tôi.

Cưới nhau 3 tháng chồng vẫn chưa chịu 'động phòng'

Đêm tân hôn, chồng em kêu mệt bởi đám cưới phải tiếp khách, uống rượu bia nhiều nên hai vợ chồng chỉ ôm nhau ngủ. Những ngày sau đó anh luôn trốn tránh điều ấy. 

Ngày hôm qua là lễ ăn hỏi, lẽ ra, đó là ngày kỷ niệm đáng nhớ của em. Nhưng không ngờ ngày vui đó lại biến thành bi kịch.

Em năm nay 27 tuổi, làm việc trong một cơ quan nhà nước. Bạn trai bằng tuổi em. Chúng em quen và yêu nhau đã được một năm.

Hai tháng trước, chúng em đã về ra mắt gia đình và được đồng ý nên đã sắp xếp để bố mẹ hai bên gặp nhau.

Gia đình nhà trai đến nhà em nói chuyện rồi xin phép làm lễ ăn hỏi và xin cưới em. Bố mẹ em không phản đối nên hai nhà dễ dàng đi đến thống nhất. Riêng lễ ăn hỏi, bố mẹ em không thách cưới nhưng yêu cầu nhà trai phải có đầy đủ lễ lạt theo quy định chung của địa phương.

Gia đình nhà trai có hỏi, quy định đó bao gồm những gì vì mỗi địa phương lại có một phong tục riêng? Bố mẹ em đã thẳng thắn yêu cầu: Lễ ăn hỏi phải có 5 đến 7 tráp (bao gồm: trầu cau, chè thuốc, bánh kẹo, hoa quả) và một lễ đen- tức phong bì.

Trong phong bì đó phải có số tiền 10 triệu. Số tiền đó chính là tiền để bố mẹ em mua sắm lễ mặn cúng ông bà tổ tiên. Đây là quy định chung của địa phương em chứ không phải của riêng gia đình em.

Họ nhà trai, sau khi nghe đến khoản tiền 10 triệu thì tái nhợt mặt. Tuy nhiên, sau đó, ông bố (em tạm gọi là bố chồng) đã nhanh chóng lấy lại tinh thần và nhất trí cao với yêu cầu của bố mẹ em.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Cách ngày ăn hỏi một ngày, bạn trai em nhắn tin cho em bảo, bố mẹ anh ấy chỉ đồng ý mức tiền 5 triệu để bỏ vào phong bì. Lý do là vì, cách đây 1 năm, trong họ hàng bên nội nhà anh ấy cũng có người lấy vợ ở xã em. Khi đó, họ chỉ có phong bì 3 triệu. Bố chồng em bảo, không lý gì phải bỏ phong bì 10 triệu để cưới em.

Em đọc tin nhắn của bạn trai, cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tuy nhiên, em vẫn nhẹ nhàng giải thích.

Em bảo: "Mỗi địa phương có một quy định khác nhau và mỗi làng trong xã cũng không giống nhau. Ở làng em, đám cưới nhà nghèo cũng phải theo quy định đấy thì tại sao nhà trai lại kỳ kèo 5 triệu - 10 triệu với gia đình em?".

Sau đó, em bảo bạn trai nhận lo chiếc phong bì đó để bố mẹ chồng không phải tiếc rẻ và gia đình em cũng không bị ê mặt trước họ hàng. Bạn trai em đã đồng ý với em.

Hôm qua là lễ ăn hỏi, em cứ đinh ninh rằng, mọi chuyện đã được sắp đặt ổn thỏa. Tuy nhiên, lúc đại diện gia đình em mở lễ và bóc phong bì trước mặt họ hàng đôi bên thì phát hiện chiếc phong bì chỉ có 5 triệu đồng. Vị đại diện này rất thẳng thắn nói rằng, nhà trai làm như vậy là chưa đúng yêu cầu của nhà gái.

Bố em định đứng lên nói đỡ lời cho thông gia nhưng vì phong tục tập quán, bố em là chủ nhà nhưng vẫn là bậc con cháu nên không được phép cắt lời bề trên.

Kết quả, gia đình nhà trai thấy bị phê bình thì nóng mắt. Ông bố chồng em đứng dậy cắt lời đại diện nhà gái và cho rằng, số tiền 10 triệu là quá lớn. Đặt số tiền đó không khác gì mua đứt em. Vì thế, ông ấy không chấp nhận. Ông còn đưa ra dẫn chứng, đám A, đám B ở xã em chỉ có phong bì 3 triệu, 4 triệu.

Đến đây thì họ hàng bên em càng thêm bức xúc. Mọi người cho rằng, nhà trai như vậy là không tôn trọng nhà gái và quá tính toán. Thành ra, đôi bên gia đình lời qua tiếng lại.

Cuối cùng, gia đình nhà trai ôm theo lễ lạt và bỏ về.

Bây giờ, em không biết phải giải quyết thế nào nữa? Không lẽ, vì chuyện này mà chuyện trăm năm của chúng em bị dang dở hay sao?

Lê Mai (Hà Nam)