- Từ xưa, Tết Thanh minh là dịp lễ ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Đây là dịp để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên và người thân đã khuất.

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh minh

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, cứ vào khoảng tháng 3 âm lịch hằng năm, có một tiết gọi là tiết Thanh Minh.

Đây là 1 trong 24 tiết khí trong cách lập lịch theo quan niệm của nhiều quốc gia phương Đông.

Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Thanh Minh nghĩa là trời độ ấy mát mẻ quang đãng. 

{keywords}
Ảnh: VietNamNet.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày.

Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 dương lịch.

Như vậy, năm nay, tiết Thanh Minh sẽ rơi vào ngày 5/4 (tức 20/2 âm lịch) và kéo dài đến ngày 20/4 khi tiết Cốc vũ bắt đầu.

Tiết Thanh Minh kéo dài khoảng 15-16 ngày. Người xưa chọn ngày đầu của tiết Thanh minh để làm Tết Thanh Minh.

Tục tảo mộ

Trao đổi về  tập tục tảo mộ trong dịp Thanh Minh, nhà nghiên cứu sinh năm 1955 cho hay, theo phong tục tập quán từ ngày mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch, các gia đình sẽ đi tảo mộ tức là đi thăm mộ ông bà, tổ tiên... 

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ, thấy cỏ rậm phát cho quang, đất khuyết thì đắp bồi lên, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ.

{keywords}
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ.

Ngoài ra, các gia đình cũng kiểm tra xem các loài động vật hoang dã như rắn, chuột có ào hang, làm tổ trong mộ của người thân mình hay không, nếu có thì phải tìm cách đuổi hoặc lấp tổ đó lại. Vì theo suy nghĩ của họ, việc có động vật đào tổ ở phần mộ người đã khuất là phạm tới linh hồn người đã khuất.

Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất, cuối cùng là về nhà  làm cỗ cúng gia tiên.

Trong dịp Thanh minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già sẽ lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ.

Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết đến những ngôi mộ của gia tiên, sau là để biết kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.

Ngoài những ngôi mộ được trông nom cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng vì thế những người đi viếng mộ cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương tỏ lòng thành kính.

Kỳ bí lăng mộ cổ: Nấm mộ hình voi phục giữa thành phố Biên Hòa

Kỳ bí lăng mộ cổ: Nấm mộ hình voi phục giữa thành phố Biên Hòa

Lăng Trịnh Hoài Đức, danh nhân văn hóa vào thế kỷ thứ 19, tọa lạc tại phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với lối kiến trúc nấm mộ hình voi phục độc đáo.

Khu mộ cổ của bá hộ giàu nhất Sài Gòn xưa

Khu mộ cổ của bá hộ giàu nhất Sài Gòn xưa

Người nằm trong mộ, vợ chồng ông Lý Tường Quan hay còn gọi là bá hộ Xường - người giàu có thứ 3 ở Nam kỳ lục tỉnh.

Nhật Linh