Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết, tết Đoan ngọ - 5/5 (âm lịch) là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau tết Nguyên đán.

{keywords}
Trái cây được chọn để cúng và ăn trong ngày tết Đoan ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon.

Trong tiềm thức của người Việt, tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe.

{keywords}
Ở cả ba miền đất nước, món ăn được dùng nhiều nhất là cơm rượu nếp.

Tết Đoan ngọ năm nay rơi vào ngày 25/6 dương lịch. Ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ để cúng bái tổ tiên.

Điểm chung trong mâm cỗ cúng của hai miền Nam – Bắc trong ngày này là hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, bánh gio, xôi chè và trái cây.

Trái cây được các gia đình lựa chọn trong ngày này là những loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua như: mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu…

{keywords}
Trong ngày diệt sâu bọ, ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt.

Tiếp đến là cơm rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.

Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng, ngon nhất là gạo nếp lứt, hạt nâu vàng, óng ả. Sau đó gạo được nấu, để nguội và ủ lên men để cho ra những hạt cơm chắc mà dẻo, quyện với men rượu đượm hương thảo dược, cay nhẹ nhưng vẫn để lại dư vị ngọt trên đầu lưỡi.

Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm cơ thể mát cả năm.

{keywords}
Với người miền Nam, ngày 5/5 âm lịch lại là ngày ăn chè trôi nước.

Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.

Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.

Vì sao có quan niệm 'diệt sâu bọ' trong ngày tết Đoan ngọ?

Vì sao có quan niệm 'diệt sâu bọ' trong ngày tết Đoan ngọ?

Quan niệm diệt trừ sâu bọ trong tết Đoan ngọ liên quan đến việc trồng trọt và tập quán nông nghiệp của người Việt từ xa xưa.

Diệu Thuần (tổng hợp)