{keywords}
Chuyên gia kỹ năng sinh tồn Lê Thanh Lưu.

Chuyên gia kỹ năng sinh tồn Lê Thanh Lưu đã đưa ra một số kỹ năng giúp người dân vùng lũ lụt có thể TỰ CỨU MÌNH với các phương án tạo vật nổi dã chiến:

- Can nhựa: Kết khoảng 4 cái loại 10 lít lại với nhau bằng những thanh gỗ, tre,... có thể tạo được 1 chiếc bè cho 1 người lớn và 1 trẻ em. (Tạo bè rộng cỡ như cái giường đơn sẽ giúp bè không bị nghiêng, lật).

- Chai nhựa các loại: Cộng dung tích lại khoảng 20 chiếc 0,5 lít sẽ được 1 bao tải tương đương can 10 lít. Lưu ý vặn chặt nút chai, buộc chặt bao tải và tính phương án buộc chắc bao tải khi kết bè.

- Túi nilon loại dày, lấy đầy khí rồi buộc chặt, cũng như mảnh xốp,... cho vào bao tải buộc lại cũng có tác dụng như khi dùng chai nhựa.

- Săm xe đạp, xe máy có thể dùng quàng quanh ngực và vai trẻ nhỏ khi thoát hiểm thô sơ, thay cho áo phao cứu sinh. Người lớn thì phải 2 cái săm xe máy mới ổn.

- Các cây tre, bương, nứa, gỗ, chuối,... nếu đủ nhiều thì kết bè rất tốt: dùng dây thép, đóng đinh,... liên kết chắc cả bó lại bằng các thanh ngang tại 3 điểm đầu - giữa - cuối. Nhà cấp 1, khi nước ngập qua cửa thì nên dỡ 1 bên mái lấy các thanh xà, rui, mè,... để làm bè. Nửa còn lại để che mưa tạm.

- Một vật dụng thoát hiểm rất hiệu quả khi mưa lũ là cái bồn nước. Lưu ý: Lấy nước ra nồi, xô, chậu,... để dự trữ vì nước lúc này rất quý; Đổ quá nửa nước vào để giúp bồn thăng bằng hơn khi nổi trên mặt nước; Buộc kín nắp đậy và gia cố thêm vật nổi 2 bên (kiểu như ngựa thồ hàng) để biến cái bồn nước thành chiếc bè chắc chắn.

- Khi nước ngập lên đến các tầng trên mà dòng chảy xiết, thì nguy cơ nhà sập là rất cao, vì vậy lúc này tất cả cần buộc mình vào dây nối với phao, bè,... phòng khi nhà sập vẫn còn bám vào được.

- Về nguyên tắc, ngay khi thấy có nguy cơ người dân nên bắt đầu liệt kê danh sách các vật dụng, vật liệu có thể nổi trong nhà mình. Đặc biệt lưu ý việc huy động các loại dây buộc: dây dù, dây chun, dây thép, dây phơi,...

Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ kinh nghiệm khi đi rừng, đảo

Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ kinh nghiệm khi đi rừng, đảo

Dưới đây là những kinh nghiệm ứng dụng khi bạn phải đi rừng, đảo, di cư... do Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ.

Linh Giang