“Về lâu dài, việc bố mẹ là người dạy con sẽ tốt nhất cho đứa trẻ và gia đình - ngay cả khi ông bà không đồng ý với quyết định này” - ông Carl Grody, một cố vấn gia đình ở Worthington, Ohio, Mỹ giải thích.

Ở vị trí ông bà, họ sẽ cảm thấy mình có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy trẻ quý giá, nhưng việc chia sẻ sự khôn ngoan của ông bà có thể phản tác dụng nếu cha mẹ cảm thấy mình bị chỉ trích.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ông bà nên can thiệp và chia sẻ ý kiến của mình. Hãy tham khảo những tình huống dưới đây:

{keywords}
 

1. Khi trẻ hỗn láo

Giống như trong tất cả các mối quan hệ, ông bà có quyền thiết lập ranh giới về cách xử sự của mọi người với mình. Nếu đứa trẻ vô lễ với ông bà hoặc với những người khác, ông bà cần lên tiếng.

Ông bà có thể nói: “Cháu không được nói chuyện với ta như thế”. Tuy nhiên, hãy để bố mẹ trẻ đưa ra biện pháp kỷ luật và đừng thúc ép bố mẹ giải quyết ngay vấn đề trước mặt trẻ. Nếu không, ông bà đang có nguy cơ làm suy yếu quyền lực của cha mẹ, chuyên gia Grody cho hay.

Thay vào đó, hãy cung cấp thông tin chi tiết với cha mẹ về hành vi của trẻ khi trẻ không có mặt ở đó.

2. Khi sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng

Đôi khi cha mẹ quá gần gũi với con cái đến mức không nhận ra những điều sai trái. Ông bà là người có kinh nghiệm nên có cái nhìn khách quan hơn.

Nếu ông bà nhận thấy cháu mình bị chậm nói, có vấn đề về vận động hoặc gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội, ông bà cần phải lên tiếng.

Vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được kiểm soát. Trong trường hợp này, can thiệp sớm thường rất quan trọng để trẻ phát triển đúng hướng, Amy Morin, một nhà trị liệu tâm lý ở Lincoln Maine khuyến cáo.

3. Ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ

Chắc chắn là ông bà cần can thiệp khi sự an toàn của trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng. Nhưng ông bà cũng chỉ nên làm điều này một số lần giới hạn.

Nhắc trẻ cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp là có thể chấp nhận được, nhưng không nên yêu cầu cha mẹ trẻ làm việc đó.

Tất nhiên, nếu ở nhà riêng của ông bà, ông bà có thể tự thiết lập các quy tắc chung và yêu cầu chúng được thực thi. “Ai cũng phải đội mũ bảo hiểm khi đạp xe ở nhà ông bà” - ông Morin ví dụ về một quy tắc chung.

4. Các vấn đề về dinh dưỡng

Ông bà luôn muốn cháu mình ăn ngon miệng nhưng đôi khi những món ăn lành mạnh lại rất khó ăn với trẻ. Tất nhiên, nếu là ở nhà mình, ông bà có thể nấu đậu xanh và cà rốt, nhưng ông bà không thể yêu cầu cha mẹ nấu theo ý mình.

“Hãy đưa ra những lời khen ngợi tích cực bất cứ khi nào có thể, ví dụ nếu bạn thấy món cải Brussels đang trên bàn ăn, hãy nói ‘món này trông ngon quá!’, thay vì ‘cuối cùng chúng ta cũng có thứ gì đó màu xanh lá!’”.

Nếu ông bà lo lắng về thói quen ăn uống của trẻ, hãy nói chuyện với trẻ về những lựa chọn lành mạnh và đưa ra một số gợi ý. Nhưng đừng làm mất lòng cha mẹ chúng.

5. Những vấn đề nghiêm trọng

Không cần phải đắn đo việc có nên can thiệp hay không nếu ông bà nhận thấy trẻ đang gặp bất kỳ vấn đề nào dưới đây:

- Bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục

- Bị bỏ bê

- Lạm dụng chất gây nghiện hoặc có vấn đề về sức khoẻ tâm thần.

Đăng Dương (Theo Considerable)

Cách ứng xử khéo léo cho bố mẹ khi ông bà nuông chiều cháu

Cách ứng xử khéo léo cho bố mẹ khi ông bà nuông chiều cháu

Để xử lý việc ông bà quá nuông chiều cháu, bạn hãy tham khảo 3 cách dưới đây.