1. Quãng nửa cuối năm 2019, mình có về Đồng Nai ghé một ngôi chùa quen của hai đứa em đi cùng. Buổi chiều muộn, mình có dịp ngồi hàn huyên với thầy trụ trì.

Thầy sinh năm 1979, mình sinh 1980 coi như là cũng ngang tuổi nhau. Mình gọi thầy xưng con nhưng lối nói chuyện của cả hai thì thật sự thoải mái, không quá câu nệ.

Thầy kể, hồi 6,7 tuổi, thầy rất thích lên ngôi chùa trong làng chơi. Tầm 9-10 tuổi thầy lại gần như suốt ngày ở chùa sau giờ học, vừa là dạy học cho các chú tiểu nhỏ vừa là thích cái không khí thanh tịnh, mát mẻ của ngôi chùa làng.

Rồi một ngày đẹp trời, thầy lên chùa ở và không chịu về nữa… Dĩ nhiên sau đó bố mẹ thầy cũng vật vã với việc lôi kéo, đe nẹt thậm chí là giận hờn nhưng ý chí đã quyết của một cậu bé hơn 10 tuổi ngày đó thật sự không ai lay chuyển được.

{keywords}
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt.

Đến giờ thầy cũng đã có thời gian khoảng 30 năm xuất gia. Trong suốt câu chuyện kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ trong sân chùa của buổi chiều hôm ấy, mình vẫn nhớ mãi một câu nói của thầy: 'Thầy cũng không lý giải được tại sao ngày đó thầy nhất quyết chỉ có vào chùa sống thì mới thấy vui. Dù là phải cách xa bố mẹ, anh chị em và cả những người thân yêu. Có lẽ, lựa chọn đó chỉ đơn giản là dẫn lối cho bước chân thầy trở về… nhà! Nhà trong một ý niệm rất khác'.

2. Thuở bé, ai chắc cũng không ít lần nghịch ngợm. Ba má có khi giận quá phải dùng đòn roi ngay chốn đông người, hoặc có khi chỉ là một tiếng nạt lớn: 'Đi về nhà, rồi biết tay…'. Hoặc đôi lần đối diện với lỗi lầm quá lớn của con cái trong cuộc đời, lòng người sinh thành trĩu xuống như một giọt nước mưa vít cong chiếc lá bên vệ đường, mà cất lời: 'Thôi, không sao là được rồi, về nhà đi con…'.

{keywords}
Ảnh: Đức Liên

Thậm chí, nhiều lúc chính là lỗi sai của người lớn, để rồi phải thổn thức: 'Vì thương mà giận, rồi vì giận mà mất khôn, đi đâu cũng không bằng nhà mình. Về nhà nha con…', rồi kèm theo đó là một cái ôm xiết chặt.

3. Lúc hạnh phúc nhất, vui nhất, thoải mái nhất chắc không bao nhiêu người trong số những người ấy nghĩ đến chữ trở về. Nhưng khi hoạn nạn đến, nó gần như là ý nghĩ thường trực và cuối cùng là ý nghĩ duy nhất, bất chấp tất cả mọi khó khăn phải đối diện về vấn đề tiền bạc, công việc và đôi khi còn là thời gian cách ly khi bước chân xuống sân bay… Giữ được mạng sống và trở về bên người thân, thì mọi thứ đều có thể làm lại từ đầu…

4. Sài Gòn đã đóng cửa hết các tụ điểm giải trí và tụ tập đông người cho đến cuối tháng 3/2020. Sài Gòn cũng đã có một ngày Chủ Nhật 15/3 vắng như một ngày Mùng 1 Tết của những cái Tết nào đó.

Nhiều thành phố lớn khác ở Việt Nam cũng vậy. Người ta ít ra đường và không còn chọn lựa nào khác là ở lại trong nhà. Họ không đi ra mà họ về lại. Về lại với một góc ban công quen thuộc, một góc bếp cần nhiều hơn hơi lửa, một góc kệ sách lâu ngày phủ bụi, một góc phòng bề bộn... hay chính xác hơn là những góc nhỏ bình yên mà ngày thường ít khi chạm đến.

5. Những ngày này, mình cũng đọc đâu đó rất nhiều tin nhắn được post lên mạng của cha mẹ gửi cho con cái đang đi học hoặc đang đi làm ở thành phố: 'Nếu tình hình không ổn, thôi về nhà đi con…'.

Về nhà đi - trong cái suy nghĩ của cha mẹ - là vì con cái dù như thế nào vẫn chưa trưởng thành. Khi biến cố có thể ảnh hưởng đến sinh mạng con người, thì về nhà, dẫu thế nào cũng có cha mẹ để mà an tâm, tựa vào và bớt đi những hoang mang, lo lắng…

6. Có người có ba để trở về. Có người có mẹ để trở về. Có người may mắn có cả ba lẫn mẹ để trở về…

Có người có nhà để trở về. Nhưng nếu lỡ may, ai đó, không có ai hay nơi nào đó để trở về. Thì hãy trở về với lòng mình. Đó thật sự cũng là một ý niệm trở về nhà, theo một cách rất khác…

Vì… Sẽ có một ngày biển hóa chân mây/ Lòng mình vui lại đầy!

Hội chứng bệnh nhân thứ 17

Hội chứng bệnh nhân thứ 17

 Tôi nghĩ, các nhà nghiên cứu tâm lý Việt Nam nên đưa hiện tượng tâm lý này vào làm đối tượng nghiên cứu. Vì nó, hội chứng này, thực sự đã làm thay đổi cả Hà Nội trong suốt tuần qua…  

Nguyễn Phong Việt