1. Số nụ cười trong ảnh thời trẻ

Các nhà tâm lý học đã tiến hành một loạt bài kiểm tra để tìm hiểu liệu có thể dự đoán khả năng ly hôn từ những bức ảnh thời thơ ấu và thời trẻ của một người hay không. Trong một nghiên cứu, họ đã xem ảnh từ kỷ yếu đại học và đánh giá cường độ của nụ cười trên thang điểm từ 1 đến 10.

Không ai trong số những người có nụ cười đạt điểm 10 đã ly hôn. Đồng thời, trung bình trong số 4 người biểu cảm khó chịu hoặc không vui thì có 1 người ly hôn. Nhìn chung, kết quả cho thấy những người trông ảm đạm trong các bức ảnh có xu hướng ly hôn gấp 5 lần so với những người hay cười.

2. Cảm xúc trong giọng nói

Có một thuật toán máy tính có thể dự đoán hôn nhân hạnh phúc với độ chính xác là 79%, chỉ bằng cách sử dụng giọng nói của vợ hoặc chồng khi giao tiếp. Các nhà khoa học đã phân tích cuộc trò chuyện của hơn 100 cặp vợ chồng đến gặp chuyên gia tâm lý và sau đó theo dõi tình trạng hôn nhân của họ trong 5 năm.

Kết quả cho thấy, những yếu tố như cường độ, cao độ, độ rung đều có thể biểu thị cảm xúc mạnh mẽ. Nội dung của lời nói là điều đáng chú ý, thế nhưng những yếu tố khác như đã nêu ở trên cũng quan trọng không kém. Cách nói cũng thể hiện được thái độ và và triển vọng hạnh phúc của cặp vợ chồng.

3. Đồng nghiệp khác giới

Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, những người làm việc thường xuyên được “bao vây” bởi các đồng viên khác giới thường có tỷ lệ ly hôn cao hơn 15%. Nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện trên quy mô lớn thông qua kết quả thu được từ tất cả các cặp đôi đã kết hôn từ năm 1981 đến năm 2002 ở Đan Mạch. Có đến khoảng 100.000 người trong số này đã ly hôn.

4. Ảnh hưởng từ mẹ

Phụ nữ có tỷ lệ nộp đơn ly hôn thường xuyên hơn. Hơn nữa, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các cặp vợ chồng đều “học tập” hành vi của cha mẹ, đặc biệt là mẹ của họ. Các nhà xã hội học đã nghiên cứu hành vi của 7.000 người và phát hiện ra rằng nếu một người mẹ bắt đầu một mối quan hệ mới, khá thường xuyên (cho dù đó là hôn nhân hay chỉ là chung sống), thì những đứa con trưởng thành của họ cũng sẽ cư xử như vậy.

5. Phớt lờ mâu thuẫn

John Gottman đã nêu ra 4 dấu hiệu của ly hôn: sự coi thường, vị trí của người là nạn nhân, sự chỉ trích và thờ ơ trước xung đột. 4 yếu tố này đều có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc trò chuyện, hay lâu dài là mối quan hệ của hai người. 

Các cặp vợ chồng khó có thể tránh khỏi tranh cãi và bất hòa. Tuy chúng thường đi kèm với khoảng thời gian không dễ chịu, những cuộc tranh luận này vẫn giúp làm sáng tỏ những mong muốn và nguyện vọng riêng tư của mỗi người, giúp giải quyết những bất mãn sâu kín nhất. Nếu cả hai luôn tránh né trò chuyện về bất đồng, sự khó chịu và phẫn uất sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.

6. Thái độ tiêu cực của chồng đối với bạn bè của vợ

Kết quả từ một khảo sát trên 373 cặp đôi hơn 16 năm chung sống cho thấy, có đến 46% các cặp vợ chồng đã ly hôn vào năm thứ 16 của cuộc hôn nhân. Một nguyên nhân phổ biến cho rạn nứt này là các chỉ trích của người chồng đối với bạn bè của vợ.

Theo các nhà khoa học, mối quan hệ giữa phụ nữ và bạn bè của họ đặc trưng bởi sự gần gũi và hỗ trợ về mặt tình cảm, do đó thường kéo dài lâu hơn. Trong khi đó, tình bạn của nam giới thường phụ thuộc vào các hoạt động chung của hai bên. Vì vậy, đàn ông dễ dàng thay đổi đối tượng giao thiệp và không dễ làm thân với bạn bè của vợ, đặc biệt là những đối tượng mà họ không có cảm tình.

7. Tình cảm quá mức của cặp đôi mới cưới

Nhà tâm lý học Ted Huston đã nghiên cứu 168 cặp vợ chồng trong vòng 13 năm kể từ khi kết hôn. Kết quả được công bố trên tập san Interpersonal Relations and Group Processes vào năm 2001, trong đó nêu rõ: “Khi mới cưới, những cặp vợ chồng mà sau đó ly hôn trong vòng 7 năm trở lên có sự thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn gần 1/3 so với các cặp đôi sau cùng duy trì được hôn nhân thành công”.

Điều này là do, những cặp đôi bắt đầu mối quan hệ bằng cảm xúc lãng mạn mạnh mẽ thường khó duy trì cường độ của những cảm xúc đó. Dần dà, điều này sẽ gây ra nhiều sự thất vọng và cảm giác tình cảm nhạt phai. Chuyên gia Aviva Patz nói: “Những cuộc hôn nhân bắt đầu với ít điều lãng mạn kiểu Hollywood thường có tương lai đầy hứa hẹn hơn”.

8. Nghèo đói và thất nghiệp

Rõ ràng là sống trong điều kiện khó khăn là điều không hề dễ dàng. Các mối quan hệ trong những gia đình này thường dễ tan vỡ hơn so với những gia đình có được sự ổn định về tài chính. Bob Birrell, đồng tác giả của một nghiên cứu về kết quả tài chính của các bậc cha mẹ sau khi ly thân, xác nhận điều đó. Ông chia sẻ: “Hầu hết những người đàn ông đã ly thân và ly hôn có thu nhập thấp, và họ ít khi chi trả để đảm bảo cho hạnh phúc của người vợ và con cái”.

9. Giường chật chội

Vợ chồng nên ngủ riêng hoặc ngủ trên giường có diện tích rộng rãi để bảo đảm sức khỏe tinh thần và thể chất, có giấc ngủ ngon và từ đó duy trì bầu không khí vui vẻ trong gia đình. Các nhà khoa học nghiên cứu về giấc ngủ đã phát hiện ra rằng, 30-40% các cặp vợ chồng ngủ khác giường với nhau. Hành động này là điều có lý bởi nếu không có được thời gian ngủ nghỉ chất lượng, cả hai sẽ dễ sinh ra khó chịu, cáu bẳn, lâu ngày tích tụ thành mâu thuẫn lớn khó hòa giải./.

Theo VOV

Sập bẫy đắng cay khi ngoại tình với vợ cũ

Sập bẫy đắng cay khi ngoại tình với vợ cũ

Không thể cưỡng lại sự cám dỗ khi gặp lại, tôi đã ngoại tình với vợ cũ và cay đắng biết mình sập bẫy ngay sáng hôm sau.