Zing.vn trích dịch bài đăng trên Vice, Asia One & PRI về câu chuyện của những người đàn ông lựa chọn ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái tại Hàn Quốc.

Khác với đa số đàn ông Hàn Quốc, Wonhoe Bae quyết định ở nhà làm nội trợ, dành toàn thời gian để chăm sóc hai cậu con trai nhỏ mới lần lượt 2 và 3 tuổi.

Bae đứng trong bếp chuẩn bị đồ ăn cho lũ trẻ, tay thoăn thoắt cắt xoài thành nhiều miếng nhỏ.

Vợ anh, Joo Hyun, thừa nhận những gì chồng mình trải qua không phải là điều dễ dàng đối với một người đàn ông ở xứ củ sâm.

“Trong xã hội Hàn Quốc, đàn ông bước vào bếp bị coi là kẻ bỏ đi. Tuy nhiên, chồng tôi không chỉ nấu ăn, anh ấy còn làm toàn bộ việc nhà, trông chừng bọn trẻ cả ngày và lên kế hoạch cho các bữa ăn tiếp theo”, Joo Hyun cho hay.

Dan ong Han Quoc o nha noi tro, cham con bi coi la 'ke bo di' hinh anh 1
Dan ong Han Quoc o nha noi tro, cham con bi coi la 'ke bo di' hinh anh 2

Tư tưởng nam giới thống trị khiến đàn ông chọn ở nhà làm nội trợ, chăm con bị khinh thường tại Hàn Quốc. Ảnh: Asia One.

Trước khi hai người kết hôn, Joo Hyun dự định ở nhà chăm sóc con cái. Nhưng những khó khăn khi phải trông nom cho hai cậu con trai hiếu động đã khiến cô có dấu hiệu trầm cảm, buộc hai vợ chồng phải thay đổi công việc của mình.

Kể từ đó, Bae rời bỏ vị trí tại một công ty công nghệ sinh học lớn để lui về nhà chăm con còn vợ anh quay trở lại nghề giáo viên.

Bae thừa nhận cảm giác lo lắng khi mất đi nguồn thu nhập đáng kể. “Tuy nhiên, là một người cha, điều này đáng để đánh đổi”, người chồng khẳng định.

Mặt khác, hai người phải giữ kín chuyện vợ đi làm, chồng ở nhà vì tại Hàn Quốc, đàn ông nội trợ bị coi là kém cỏi, thiếu bản lĩnh và “núp bóng” vợ.

Tư tưởng nam giới thống trị đã in sâu vào ý thức người dân Hàn Quốc qua nhiều thế kỷ. Công thức về gia đình cũng rập khuôn sẵn với hình ảnh người vợ đảm đương nội trợ và người chồng nắm vai trò quyết định mọi việc trong nhà.

Đầu năm nay, công ty nghiên cứu thị trường Ipsos công bố nghiên cứu về thái độ của công chúng đối với vấn đề bình đẳng giới dựa trên dữ liệu được thu thập từ 27 quốc gia.

Một trong những câu hỏi thuộc khảo sát: Liệu một người đàn ông ở nhà toàn thời gian để chăm sóc con cái có bị coi là thất bại? Kết quả, Hàn Quốc đứng đầu danh sách với tỷ lệ 76%.

Dan ong Han Quoc o nha noi tro, cham con bi coi la 'ke bo di' hinh anh 3

Hàn Quốc đứng đầu trong danh sách khảo sát "Đàn ông nội trợ đồng nghĩa với kẻ thất bại" của công ty nghiên cứu thị trường quốc tế Ipos. Ảnh: Statista.

Bất chấp nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới, Hàn Quốc là quốc gia có chênh lệch mức lương giữa hai giới lớn nhất trong các nước phát triển, và đứng thứ 118 trong bảng xếp hạng 144 nước về bình đẳng giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thấp nhất trong nhóm G-20, theo AP.

Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực hỗ trợ chế độ thai sản cho người chồng, như một phần trong nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh đang ở mức thấp tại quốc gia này.

Các công ty từ chối cho phép lao động nam nghỉ làm, chăm con mới sinh có thể đối mặt với án phạt lên tới 5 triệu won. Năm 2015, hơn 3.000 người cha tại xứ kim chi đã xin nghỉ phép để ở nhà chăm sóc con cái, tăng gần 50% so với năm trước đó.

Tuy nhiên, nỗ lực này ở vẫn ở mức ít ỏi. Phần lớn nam giới xin nghỉ chăm con đều đến từ các công ty lớn. Điều này đồng nghĩa với việc các nam nhân viên tại những cơ sở, doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn không nhận được sự hỗ trợ thai sản cho chồng đúng mức.

Sự thay đổi của MC người Nga sau một năm rời VTV

Sự thay đổi của MC người Nga sau một năm rời VTV

 Hiện tại, nam MC Daniel Shulyndin quay lại Việt Nam sống và rẽ ngang sang kinh doanh. 

Theo Zing