{keywords}
Khu Di tích lịch sử văn hóa mộ nhà nho yêu nước Phan Châu Trinh rợp bóng cây xanh.

Mộ phần đặc biệt của chí sĩ yêu nước

Tọa lạc bên con đường nhỏ Phan Thúc Duyện (quận Tân Bình, TP.HCM), khu Di tích lịch sử văn hóa mộ Phan Châu Trinh rợp bóng cây xanh. Trong không gian rộng khoảng 2.500m2 là các hạng mục nhà văn phòng, nhà kho, nhà thờ và mộ của cụ.

Các tài liệu của Trung tâm Văn hóa thể thao quận Tân Bình ghi rõ, mộ cụ Phan Châu Trinh được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3211QĐ/BT ngày 12/12/1994.

Nằm bên trái nhà thờ, mộ phần của cụ Phan Châu Trinh với màu trắng nổi bật lẩn khuất trong những hoa cỏ xanh mướt.

{keywords}
Phía trước đền thờ cụ Phan đặt bức tượng bán thân của người chí sĩ yêu nước.

Phía trước mộ phần có tấm bia đá khắc chữ Hán “Việt Nam chính trị cách mạng gia Phan Châu Trinh tiên sinh chi mộ”. Sau mộ là tiểu sử của cụ do Huỳnh Thúc Kháng soạn thảo ngày 2/8/1926.

Hiện nay, việc chăm nom khu di tích lịch sử văn hóa mộ cụ Phan Châu Trinh được Nhà nước cùng hậu duệ của cụ kết hợp, chung tay bảo vệ. Bà Lê Thị Sáu (bí danh Tư Sương, 81 tuổi), cháu dâu của cụ Phan cho biết, bà vinh dự được gia đình giao trọng trách trông nom khu di tích.

Hằng ngày, bà vẫn tiếp khách tham quan và kể những câu chuyện về nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.

{keywords}
Đền thờ cụ Phan Châu Trinh.

Bà Tư Sương cho biết: “Ngày diễn ra đám tang của cụ trở thành sự kiện chấn động. Không chỉ riêng người dân Sài Gòn mà khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, thậm chí cả kiều bào nước ngoài cũng bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân để tổ chức truy điệu, để tang cụ”.

Cũng theo bà, hay tin cụ mất, một gia đình bá hộ tại Sài Gòn vô cùng thương tiếc. Gia đình này sau đó quyết định hiến khu đất có địa thế đẹp cho cụ an nghỉ.

“Lúc đầu, mộ phần cụ cũng nhỏ. Trải qua nhiều lần tôn tạo, mộ phần mới bề thế như bây giờ. Tính đến nay, nơi an nghỉ của cụ đã tròn 95 năm”, bà Tư Sương nói thêm.

{keywords}
Mộ phần cụ Phan nổi bật trong không gian xanh mát của hoa cỏ.

Dẫn chúng tôi đi thăm nhà lưu niệm, bà Sáu cho biết, đây là nơi trưng bày các di vật, di bút, hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Phan Châu Trinh. Trong số này có bộ comple cụ thường mặc khi còn tại thế. Hiện, bộ quần áo vẫn còn nguyên vẹn, được treo trang trọng trong tủ kính.

Trong nhà trưng bày cũng treo các liễn đối do cá nhân, tổ chức gửi viếng lúc cụ qua đời. Hằng ngày, hậu duệ của cụ Phan vẫn tìm kiếm, sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, tư liệu về cụ, đem về nhà trưng bày để nơi đây phong phú thêm.

{keywords}
Phía trước mộ phần có tấm bia đá khắc chữ Hán “Việt Nam chính trị cách mạng gia Phan Châu Trinh tiên sinh chi mộ”.

Tình yêu với người vợ chân chất

Bà Tư Sương cho biết, cụ Phan là tấm gương để cả cuộc đời bà noi theo. Cụ là người tiên phong, đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ. Suốt một đời, cụ hết sức hết lòng hiến dâng cho đất nước.

“Cụ hy sinh đến nỗi khi vợ, con trai mất, cụ cũng không được gặp mặt vì vướng hoạt động cách mạng. Nhân cách đáng trân trọng của cụ không chỉ thể hiện trong việc cụ tìm đường đưa dân tộc thoát khỏi ách cai trị của người Pháp. Nó còn thể hiện ở tấm lòng chung thủy với người vợ lam lũ”, bà Tư Sương kể thêm.

{keywords}
Bà Lê Thị Sáu (Tư Sương), cháu dâu cụ Phan cho biết, cụ Phan Châu Trinh là nhà cách mạng có nhân cách sáng ngời.

Cụ Phan Châu Trinh mất khi bà Tư Sương chưa ra đời. Thế nhưng, bà khẳng định luôn được cha mẹ kể lại những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn về ông. Một trong số đó là chuyện cụ Phan một lòng với người vợ ở quê trước sự yêu mến của một cô tiểu thư đài các.

Bà kể, khi cụ Phan từ Huế trở về nhà, có một tiểu thư xinh đẹp, là con quan, chuẩn bị rất nhiều đồ đạc cho cụ. Vị tiểu thư này vốn có tình cảm đặc biệt với cụ từ trước và rất muốn đi cùng cụ. Khi trở về nhà, cụ Phan nhìn thấy cảnh vợ mình đang lam lũ làm việc ở ngoài ruộng.

{keywords}
Bộ comple cụ thường mặc khi còn tại thế.

Thấy cụ Phan về, mặc kệ quần áo lấm lem bùn đất, cụ bà tất tả chạy ra đón chồng. Cụ Phan so sánh hình ảnh cơ cực, lam lũ của vợ với cô tiểu thư đài các kia rồi tự thấy thương yêu cụ bà hơn.

“Lúc bấy giờ, cụ là nam nhi có chí lớn. Khi bôn ba bốn bể, cụ được biết bao cô gái trẻ đẹp, học thức yêu mến. Thế nhưng cụ vẫn luôn thủy chung với cụ bà lam lũ, chân chất ở quê nhà. Tình cảm, nhân cách ấy đáng trân trọng vô cùng”, bà Tư Sương kể thêm.

{keywords}
Các tác phẩm, di bút của cụ Phan được lưu giữ, trưng bày trong nhà lưu niệm.

Cũng theo bà Tư Sương, sinh thời, cụ Phan Châu Trinh có 3 người con, 1 trai 2 gái. Tuy nhiên, người con trai của cụ mất sớm khi chưa lập gia đình. Thế nên, cụ chỉ có 13 người cháu ngoại.

Nguyễn Sơn

40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ

40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ

Gần 40 năm qua, ngày ngày một mình bà đến dọn cỏ, thắp nhang, ngồi trò chuyện, khóc cùng những mộ phần nơi nghĩa trang liệt sĩ.