{keywords}
Những bao gạo "Dakigokochi"

Hiện tượng “Dakigokochi” - có nghĩa là những chiếc túi đựng đầy gạo có hình dạng giống như một đứa trẻ được bó lại, có in khuôn mặt và tên của đứa trẻ sơ sinh đang ngày càng được các bậc cha mẹ Nhật Bản yêu thích trong bối cảnh hạn chế đi lại do đại dịch.

Theo tờ Guardian, mỗi túi nặng tương đương trọng lượng của đứa trẻ được các cơ sở kinh doanh tính giá 1 yên/ gram, và một gói 3,5 kg có giá 3.500 yên (725 nghìn đồng).

Mặc dù, truyền thống “Dakigokochi” không phải mới xuất hiện nhưng ngày một phổ biến khi đại dịch diễn ra.

Naruo Ono, chủ cửa hàng gạo Kome no Zoto Yosimiya cho biết: “Lần đầu tiên tôi nảy ra ý tưởng này là khoảng 14 năm trước, khi con trai tôi chào đời. Tôi nghĩ về điều tôi có thể làm cho những người thân ở xa khi họ không thể đến gặp cháu”.

“Vì vậy, chúng tôi quyết định làm những bao gạo có trọng lượng và hình dáng giống như em bé để những người thân có thể ôm ấp và cảm nhận sự dễ thương”.

Sau đó, anh bắt đầu công việc kinh doanh gạo của mình ở Fukuoka, miền nam Nhật Bản.

{keywords}

Nhiều cặp vợ chồng trẻ ở Nhật gửi những túi gạo bằng với cân nặng của đứa trẻ cho người thân ở xa.

Anh Ono nói rằng đã mở rộng quy mô để sản xuất các túi gạo liên quan đến đám cưới. “Cô dâu và chú rể có thể tặng cho cha mẹ những bao gạo phác hoạ hình ảnh từ khi họ còn là một đứa trẻ, như một cách thể hiện sự biết ơn đối với công lao sinh thành của họ”, anh nói.

Rõ ràng, những chiếc túi đựng gạo cho đám cưới đã trở nên phổ biến hơn những bao gạo cho ngày sinh. Anh Ono chia sẻ: “Trong thời kỳ đại dịch, nhu cầu này đã thực sự tăng lên vì mọi người không thể đi dự lễ cưới”. 

Tuy nhiên, một số bình luận trên mạng không thích thú lắm với ý tưởng này. Một người nhận xét: “Đối với tôi, những túi gạo đó trông thật ma quái, giống như đứa bé đang lơ lửng trong chiếc áo phao, kêu cứu”.

Trang web Yosimiya cho biết thêm: “Bề mặt của túi được làm bằng giấy Nhật Bản nên khi sờ vào có cảm giác rất dễ chịu. Hơn nữa, hình dáng tròn trịa, khi cho gạo vào có cảm giác mềm và xốp, nó khiến bạn có cảm giác gắn bó hơn”.

Đăng Dương (Theo Independent)

Những bà vợ thèm ở nhà một mình

Những bà vợ thèm ở nhà một mình

Đại dịch làm xáo trộn cuộc sống của tất cả mọi người, đặc biệt là những bà mẹ vừa phải làm việc vừa phải chăm sóc con cái. Một ngày rảnh rỗi, không vướng bận với họ trong giai đoạn này là một điều xa xỉ.