Các nhà tâm lý học trẻ em hiện đại thường khuyên các bậc cha mẹ không nên đưa ra lệnh cấm đoán khi nuôi dạy một đứa trẻ, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng điều này gần như là không thể.

Tuy nhiên, có những điều mà cha mẹ đang cấm đoán một cách vô ích. Tờ Bright Side đã đưa ra một số ví dụ dưới đây.

1.  Làm hỏng quần áo

{keywords}
 

Khi trẻ khám phá thế giới xung quanh, chúng sẽ không bao giờ để ý đến việc bộ quần áo có giá bao nhiêu, tên của hãng quần áo mà chúng đang lăn lê trên cỏ.

Nếu bạn cảm thấy quá lãng phí khi trẻ làm hỏng bộ quần áo đắt tiền mà cấm cho trẻ vui chơi thoải mái thì tốt nhất bạn nên chia tủ quần áo của trẻ thành 2 loại: một loại dành cho vui chơi, loại kia dành cho những dịp trang trọng.

2.  Ăn đồ ăn vặt

{keywords}
 

Đứa trẻ nào cũng thích đồ ăn vặt. Khi cha mẹ cấm trẻ ăn những món này, chúng sẽ trở thành một điều cấm kỵ trong tư tưởng của trẻ. Và bất cứ khi nào có cơ hội, đồ ăn vặt sẽ là lựa chọn đầu tiên của trẻ.

Các chuyên gia khuyên rằng thỉnh thoảng cha mẹ cũng nên mua đồ ăn vặt cho con để chúng có thể ăn một suất khoai tây chiên ở nhà mà không cần phải ăn cả túi to cùng lúc.

Hơn nữa, trẻ cũng sẽ nhận ra rằng không cần thiết phải giấu giếm mẹ một túi kẹo.

3. Tiêu tiền cho những thứ vô ích

{keywords}
 

Theo một khảo sát, trẻ em hiện đại thường tiêu tiền riêng cho việc đi chơi với bạn bè, thiết bị kỹ thuật số, đồ chơi, quần áo, giày, đồ ăn hoặc tiền đi lại.

Nhiều phụ huynh cho rằng thật ngớ ngẩn khi tiêu tiền cho những thứ vô dụng, vì vậy họ thường cố gắng hạn chế con cái mua những món hàng không cần thiết bằng những lệnh cấm hoặc rao giảng.

Tuy nhiên, cha mẹ nên ngừng sử dụng cách này vì 2 lý do.

Trước hết, khi bạn đã cho con giữ tiền thì đó là tài sản của trẻ. Chúng sẽ là người quyết định nên tiêu tiền cho việc gì. Điều này đặc biệt quan trọng trong những gia đình mà trẻ kiếm được tiền từ làm việc nhà.

Thứ 2, có thể sẽ rất hữu ích cho trẻ khi chúng tiêu tiền vào những việc vô ích rồi sau đó hối hận vì việc đó. Chỉ như vậy trẻ mới học được cách kiểm soát chi tiêu và phân biệt được mong muốn nhất thời với nhu cầu thực sự.

4. Vô tư

{keywords}
 

Các nhà tâm lý học nghiêm túc cho rằng trẻ con hiện đại đang ngày càng lo lắng, chán nản hơn so với trẻ con các thế hệ trước.

Một phần lý do là nhiều đứa trẻ phải tham gia vào những thứ giống như một cuộc đua để đạt được kiến thức nhất định.

Trong khi chương trình học thì ngày càng trở nên khó hơn. Mạng xã hội cũng khiến trẻ cảm thấy hụt hẫng khi bị so sánh với những đứa trẻ khác nhiều hơn.

Đó là lý do một đứa trẻ hiện đại khát khao có những khoảng thời gian không phải làm gì cả. Nếu trong lịch của trẻ có một khoảng thời gian trống, đừng vội vàng đưa vào đó một nhiệm vụ mới. Đôi khi để trẻ cảm thấy vui vẻ và tự do khi không có việc gì phải làm là điều cần thiết.

5. Nghỉ học 1 buổi

{keywords}
 

Thậm chí, thỉnh thoảng cha mẹ cũng cần phải cho trẻ thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là khi chúng cảm thấy bị trầm cảm hoặc căng thẳng.

Thành tích học tập không phải là điều quan trọng nhất. Nếu bạn thấy con cần nghỉ ngơi, hãy cho trẻ cơ hội sống chậm lại và lắng nghe trẻ: Con muốn gì? Con thích làm gì? Con mơ ước thứ gì?

Đôi khi chúng ta rất khó có thời gian và năng lượng để trả lời những câu hỏi đơn giản đó trong vòng xoáy những bộn bề mà cả cha mẹ và con cái đều phải chạy theo.

6.  Tranh luận với người lớn

{keywords}
 

Điều quan trọng là hãy cho trẻ biết rằng không phải người lớn nào cũng đúng và không phải tất cả những yêu cầu từ người lớn đều nên được vâng lời ngay lập tức. Đôi khi người lớn cũng cư xử thiếu lịch sự và công bằng. Bạn cần dạy trẻ học cách bảo vệ ý kiến của mình và biết được đâu ra là ranh giới trong khi tranh luận.

Nếu bạn cho rằng mình không thể kiểm soát được trẻ chỉ vì chúng bắt đầu cãi lại bạn nhiều hơn thì hãy nhớ rằng tranh luận là ‘chiến trường’ dành cho cả hai, chứ không phải chỉ cho riêng ai. Hãy cho trẻ thấy một ví dụ tích cực bằng cách biến cuộc tranh luận thành một sự dàn xếp.

7.  Chọn quần áo

{keywords}
 

Nhiều phụ huynh bắt đầu nổi cáu khi đi mua sắm với con cái. Các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ tốt nhất nên để con cái tự chọn trang phục mà chúng muốn, vì 2 lý do sau đây.

Thứ nhất là, khi được làm việc này, trẻ sẽ tự hình thành tích cách của mình và tìm được vị trí của mình trong xã hội.

Lý do thứ 2 thực dụng hơn. Nếu được chọn quần áo, chúng sẽ mặc nó thường xuyên thay vì giấu dưới đáy tủ. Hơn nữa, mỗi sáng thức dậy, bạn sẽ không phải mất thời gian tranh luận với trẻ.

8.  Không vâng lời

{keywords}
 

Một đứa trẻ luôn vâng lời và làm mọi thứ được yêu cầu sẽ trở thành một người trưởng thành ngoan ngoãn, không dám đứng lên vì lợi ích của bản thân. Những đứa trẻ này sẽ dễ trở thành những người bị lợi dụng nhất.

Nuôi dạy đứa trẻ bướng bỉnh là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng thường những đứa trẻ này sẽ trở thành những người lớn tự tin, sẵn sàng hành động.

9. Chơi trò chơi điện tử

{keywords}
 

Có những trò chơi điện tử yêu cầu bạn phải có một số kỹ năng nhất định, ví dụ như toán học, để có thể đi tiếp.

‘Một số đứa trẻ sinh ra đã thích chơi bóng chày cả ngày, nhưng tôi thì thích chơi điện tử. Không may là bố mẹ tôi cho rằng tôi đã phá hỏng bộ não của mình vì trò chơi điện tử, vì thế tôi chỉ được chơi 1 tiếng mỗi ngày trước bữa tối. Nhưng điều đó đã ngấm ngầm thúc đẩy tôi’ – Chris Bergman, giám đốc điều hành một công ty chuyên sáng tạo các ứng dụng, chia sẻ.

Ông cũng thú nhận rằng ông không ngăn cấm con mình chơi điện tử.

Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng trò chơi điện tử hữu ích cho não trẻ hơn là xem tivi. Chúng dạy cho não trẻ phản ứng nhanh và cách đọc thông tin. Kỹ năng này hữu ích cho trẻ khi chúng trưởng thành và sống trong một môi trường công nghệ còn phát triển hơn ngày nay.

Bà mẹ kể chuyện nuôi dạy con ở đất nước 'không học gì phức tạp'

Bà mẹ kể chuyện nuôi dạy con ở đất nước 'không học gì phức tạp'

Cụm từ cửa miệng của các phụ huynh ở đây là ‘Chẳng sao đâu’.

N. Thảo (Theo Bright Side)