Một người trung bình dành khoảng 3h sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày. Các chuyên gia tâm lý ở đại học California cho rằng, việc các bậc phụ huynh thích dành thời gian cho điện thoại  hơn là chăm sóc con cái sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đứa trẻ.

Dưới đây là 5 hành vi trẻ dễ gặp phải nếu cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều khi ở bên con. 

Trẻ gặp khó khăn về phát triển xã hội

{keywords}
 

Thiếu sự quan tâm của cha mẹ không chỉ khiến trẻ thiếu chủ động trong cuộc sống mà còn có biểu hiện ủ rũ, trì trệ, không muốn giao tiếp với người khác. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, hạn chế sự tương tác của chúng với xã hội. 

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California còn phát hiện ra rằng việc các bà mẹ ít dành thời gian chăm sóc con cái có thể khiến trẻ bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm. Khi lớn, trẻ có thể lạm dụng cả chất kích thích. 

Trẻ hay tức giận và có hành vi sai trái

{keywords}
 

Các nhà tâm lý học cho rằng cha mẹ nên đặt ra ranh giới về việc sử dụng điện thoại thông minh không chỉ cho con cái mà cho cả chính họ. Ví dụ: Phân bổ thời gian sử dụng điện thoại, đưa ra các nguyên tắc...

Một số nghiên cứu của các nhà tâm lý học Mỹ cho biết, trẻ em cảm thấy buồn, tức giận và cô đơn khi cha mẹ chơi với điện thoại thay vì chăm sóc chúng.

Nhiều trẻ có hành động hung hăng, thậm chí cáu gắt và làm hỏng điện thoại của bố mẹ để thu hút sự chú ý. 

Sự thiếu quan tâm từ cha mẹ còn khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi. Chúng cho rằng, mình là người thừa, không được người lớn yêu thương. Điều đó hủy hoại lòng tự trọng của trẻ và là nguyên nhân gây ra các hành vi tiêu cực. 

Trẻ không coi cha mẹ là tấm gương tốt 

Tại một cửa hàng bán đồ ăn nhanh, các nhà nghiên cứu đã quan sát các gia đình và họ phát hiện ra rằng, 70% các bậc phụ huynh sử dụng điện thoại trong bữa ăn. 

Thậm chí, một số thành viên trong gia đình còn rút ngay điện thoại để xem khi ngồi vào bàn ăn. Điều đó vô tình tước đi cơ hội học cách ứng xử và giao tiếp xã hội của trẻ.

Bởi, trẻ em thường học hỏi từ cha mẹ thông qua các kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Nếu cha mẹ vui vẻ, hay nói chuyện và quan tâm người khác, con sẽ học theo. Thế nhưng, nếu cha mẹ ít tương tác xã hội, không cởi mở, đứa trẻ sẽ nhút nhát, ngại va chạm. 

Trẻ bị tổn thương

{keywords}
 

Mặc dù bạn luôn yêu thương con cái nhưng nếu bạn dành thời gian với điện thoại hơn với con, trẻ sẽ thấy chúng không có vị trí quan trọng trong lòng bố mẹ.

Điều đó khiến trẻ phát điên vì phải tranh giành sự chú ý của cha mẹ. Nhiều khảo sát cho thấy, trẻ em coi việc xem điện thoại là thói quen tồi tệ của cha mẹ. Gần 60% trẻ tham gia khảo sát đã tuyên bố, chúng muốn tịch thu điện thoại thông minh của cha mẹ nếu có cơ hội. 

Đứa trẻ sẽ thấy an toàn và tự tin khi được người lớn quan tâm. Đây là điều quan trọng, giúp trẻ phát triển tư duy, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội. 

Khi trẻ cảm thấy cha mẹ yêu thương và quý trọng chúng, chúng sẽ hiểu được giá trị bản thân và biết rằng chúng chỉ xứng đáng với những gì tốt nhất. 

Trẻ trở nên thụ động và sống tách biệt 

{keywords}
 

Sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái rất mạnh mẽ nhưng dễ bị tổn thương. Để chứng minh điều đó, các nhà nghiên cứu đã quan sát hành vi của trẻ sơ sinh từ 7 đến 24 tháng tuổi trong một thời gian dài.

Tình huống được nghiên cứu là: Người mẹ không chơi với con mà tập trung xem điện thoại. Em bé đã có những phản ứng bất ngờ.

Mẹ càng sử dụng điện thoại lâu thì trẻ càng tách biệt và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Ngay cả khi người mẹ đã sẵn sàng quay lại chơi với con nhưng trẻ không còn hào hứng giao tiếp với mẹ nhiều như trước. 

Trẻ em luôn khao khát tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ dành cho chúng. Nếu bạn phải trả lời một cuộc gọi khẩn cấp thì không sao. Tuy nhiên, khi ở nhà với con, bạn nên cất điện thoại đi và dành thời gian trò chuyện, tâm sự cùng con.

Việc này không chỉ mang lại niềm vui cho hai mẹ con mà còn góp phần vào sự phát triển tình cảm của trẻ, khiến trẻ trở thành một con người hạnh phúc và tự chủ trong tương lai. 

10 mẹo chi tiêu của vợ giúp gia đình tiết kiệm được 6,2 triệu/tháng

10 mẹo chi tiêu của vợ giúp gia đình tiết kiệm được 6,2 triệu/tháng

3 tháng nay, kể từ khi được 1 người bạn hướng dẫn, người vợ trẻ đã quyết định sống tối giản và hướng cả gia đình cùng thực hành tiết kiệm. Kể từ đó, mỗi tháng chị tiết kiệm được 6,2 triệu đồng.  

Diệu Anh (Theo Brightside)