{keywords}
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bản Mạy nhìn từ cổng vào.

Được khai trương vào ngày 19/5/2016, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động được hơn 3 năm nay.

Sở dĩ nơi đây được chọn để xây dựng công trình này là vì trong hành trình tìm đường giải phóng dân tộc, Bác Hồ đã dừng chân tại nơi này, lấy bí danh là Thầu Chín.

Ở đây, Bác đã sinh sống cùng đồng bào Việt Kiều từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929 – khoảng thời gian dài nhất trong số 3 khu vực Bác đã từng dừng chân ở Thái Lan.

Khu tưởng niệm gồm các hạng mục chính: nhà thờ tưởng niệm Bác được xây theo kiến trúc Việt Nam, núi nhân tạo, hồ nước thả cá, trồng sen...

Ông Đào Trọng Lý, cố vấn của Khu tưởng niệm cho biết, làng Bản Mạy có 128 hộ dân, khoảng 95% hộ dân là người gốc Việt sinh ra và lớn lên ở đây. ‘Đời cha ông họ là những người dân miền Trung sang đây sinh sống, chủ yếu từ Hương Khê, Hà Tĩnh, Quảng Bình’.

Ông Lý cũng chia sẻ, nghề chính của người dân Bản Mạy là làm ruộng, trồng chè, nhưng ngày nay thanh niên trong làng hầu hết đã ra thành phố làm việc, ở làng chỉ còn người già và trẻ em.

‘Cứ mỗi khi Tết đến, dân làng lại đổ về quê, ô tô đầy đường. Người Việt ở làng vẫn nói tiếng Việt, các hoạt động văn hóa vẫn giữ truyền thống của người Việt. Thậm chí, có những người Thái Lan sống trong làng cũng theo phong tục của người Việt luôn’.

{keywords}
Các thành viên trong Hội Thái-Việt đang là những người điều hành, duy trì hoạt động của Khu tưởng niệm.

Là cố vấn nội dung trong quá trình xây dựng Khu tưởng niệm, ông Lý hiện tại cũng là một trong những người trông nom, điều hành cùng với các thành viên trong Hội Thái-Việt. ‘Chúng tôi phân công nhau công việc điều hành Khu tưởng niệm cũng như tìm các hoạt động gây quỹ để duy trì hoạt động của Khu’.

Ông Lý cũng cho biết, Khu tưởng niệm không thu vé khách tham quan mà chỉ nhận công đức tùy tâm. Trung bình lượng khách đến tham quan tối thiểu khoảng 300 lượt/ ngày, có những ngày cao điểm lên tới 1.000 lượt/ ngày.

‘Đặc biệt là học sinh Thái Lan cấp 1, cấp 2 thường xuyên được đưa tới đây tham quan, học tập, nghe kể chuyện về Bác Hồ’ – ông nói.

Hiện nay, tại làng Bản Mạy còn lưu giữ một số hiện vật, dấu tích của Bác Hồ, những gốc cây do chính tay Bác trồng cũng như những ký ức, hình ảnh đẹp về Bác.

Người dân địa phương từ lâu đã coi làng Bản Mạy là một địa danh lịch sử trong quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa Thái Lan và Việt Nam. 

Một số hình ảnh tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom:

{keywords}
Hai bên lối vào là 2 hồ nước được phối cảnh rất nhiều cây xanh.
{keywords}
 
{keywords}
Khu nhà trưng bày các hiện vật và hình ảnh Bác Hồ.
{keywords}
Khuôn viên Khu tưởng niệm rộng hơn 11.000 m2 gồm cả lối đi bao quanh.
{keywords}
Bàn thờ Bác Hồ được đặt ngay gian chính.
{keywords}
Hình ảnh Bác Hồ được đặt trong phòng trưng bày.
{keywords}
Chiếc bàn Bác Hồ từng sử dụng khi ở làng Bản Mạy vào năm 1928-1929.
{keywords}
Bà con kiều bào Việt Nam ở Thái Lan về nước chuyến đầu tiên đến thăm và chúc Tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch năm 1960.

 

{keywords}
Bác Hồ và vua Lào lễ Phật tại chùa Quán Sứ năm 1963.
{keywords}
Bác Hồ tặng hoa chúc mừng đại biểu Phật giáo.

 

{keywords}
Những bức ảnh được ông Đào Trọng Lý sưu tầm và đóng góp cho Khu tưởng niệm.
Thái Lan hóa miền đất lạ trong ống kính khách Tây

Thái Lan hóa miền đất lạ trong ống kính khách Tây

Dưới ống kính máy quay của du khách phương Tây, bức tranh Thái Lan hiện lên từ những mảnh ghép rực rỡ, đầy thơ mộng nhưng cũng thật huyền bí, lạ thường.


Nguyễn Thảo