Lâu nay, nhắc đến làng cổ, người ta nghĩ ngay đến Đường Lâm (TX Sơn Tây)  ít ai quan tâm đến làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội) - ngôi làng có tuổi đời hơn 500 năm. Đến nay làng vẫn giữ được nét cổ kính, mộc mạc.

{keywords}
Cổng làng Cựu xây kiểu tam quan nhà chùa nhưng chỉ có một lối đi nhỏ ở giữa, đủ cho một người qua. Trên có mái vòm, đôi kỳ lân giữ cổng. Phía mặt trong cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết cùng hàng chữ Nho. 

 

{keywords}

Cách quốc lộ 1A  chỉ 1km nhưng khi dạo bước vào làng, du khách dễ dàng cảm nhận được sự yên bình, thư thái vốn có của các làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ với cây đa, giếng nước, sân đình. 

  

{keywords}

Một ngôi nhà tuổi đời hơn 100 năm. Cổng chào có mái đao góc và rồng uốn lượn tinh tế. Lớp rêu phong khiến ngôi nhà trở nên cổ kính, trầm mặc.

 

{keywords}
Ở làng Cựu, ít có những công trình hiện đại. Phần lớn, các ngôi nhà ở đây mang dáng dấp cổ xưa hoặc kết hợp kiến trúc Pháp - Việt. 

 

{keywords}
Các cánh cổng ở đây không quá cao, cũng không quá thấp. Tất cả các bức tường đều được quét vôi vàng. Hai bên cổng thường có đôi câu đối bằng chữ Hán hoặc đắp hoa nổi. 
{keywords}
Biệt thự kiểu Pháp của gia đình bà Nguyễn Thị Sinh (SN 1948).

 

{keywords}

Bà Sinh cho biết, biệt thự xây dựng từ năm 1929. Hiên nhà trang trí bằng các loại đĩa sứ và hoa văn đồng tiền. Mái lợp ngói âm dương. Bên trong rộng khoảng 40m2, nội thất hoàn toàn bằng gỗ. Những năm đầu thế kỷ 20, các cụ nhà chồng bà làm Lý trưởng, kinh tế thuộc diện giàu có ở địa phương. Gian nhà này, gia đình bà dùng làm nơi thờ tự, tổ chức cúng giỗ và họp bàn chuyện đại sự của gia đình. Ngày trước, chồng bà Sinh còn sống, hai vợ chồng ở gian bên cạnh nhưng mới đây, ông qua đời, bà dọn một góc để sinh hoạt và tiện nhang khói hàng ngày. 

 

{keywords}
Bậc tam cấp bằng đá xanh nguyên khối vận chuyển từ Thanh Hóa ra.

 

{keywords}
Cánh cửa làm bằng gỗ lim, mùa hè, gió thổi qua các khe thoáng giúp nhà mát mẻ. Mùa đông gia chủ hạ tấm rèm bên trong xuống giữ ấm.

 

{keywords}
Gian nhà ngang có 2 phòng ngủ, bà Sinh kể, phòng tân hôn của vợ chồng bà từng được sắp xếp ở đây. 

 

{keywords}
 Phía trên mái có đắp nổi dãy số '1929' đánh dấu mốc năm xây dựng. Ngoài ra, phần mái này có đắp 3 bức tượng nổi, màu trắng, thể hiện một vị quan uy nghiêm, theo sau là người phụ việc. Hai bên có hoa văn hình lá chanh và hoa cúc. So với nhà chính, gian phụ này được thiết kế công phu, tinh xảo hơn. 

 

{keywords}
Một căn nhà khác đang xuống cấp nghiêm trọng, tường tróc lở. Mặc dù vậy ta vẫn nhận ra bóng dáng cổng đại quan, mái cổ, thể hiện sự sung túc của gia chủ một thời.

 

{keywords}
Con ngõ nhỏ, hẹp nhưng khá mát mẻ nhờ các bờ tường cao 3 - 4 m che chắn. Vào những ngày nóng, người dân di chuyển qua các con ngõ này sẽ không bị ánh nắng chiếu vào.

 

{keywords}

Bà Thoa - người dân làng Cựu chia sẻ, vài năm gần đây, nhà cổ xuống cấp, nhiều gia đình đã phá đi, xây mới hoặc cải tạo lại. Một số gia đình khác làm ăn xa, ít về nên khóa cửa. Lâu ngày, căn nhà không có người chăm sóc cũng hỏng hóc nhiều, phía bên trong cỏ dại mọc um tùm. Hình ảnh chung ở các ngôi nhà này là bờ tường vôi vữa hoang hóa, rơi rụng. Nguy cơ làng cổ hàng trăm năm bị mai một là điều khó tránh nếu như không có một phương án bảo tồn. 

 

{keywords}

Ông Nguyễn Ngọc Dương - CT UBND xã Vân Từ thông tin: 'Làng Vân Từ có tuổi đời trên 500 năm nhưng các ngôi nhà cổ chủ yếu xây dựng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Từ khi được truyền thông đưa tin rộng rãi, rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến thăm quan, chụp ảnh cưới… Tuy nhiên, tất cả chỉ mang tính tự phát còn hoạt động du lịch bài bản vẫn chưa có. Hiện làng còn khoảng 45 năm ngôi nhà cổ, bao gồm cả kiến trúc Pháp và kiến trúc Việt cổ. Một số hộ đã cơi nới, sửa chữa để phù hợp với mục đích sử dụng, còn lại đều bị bỏ không do gia chủ đi làm ăn xa. Hơn 100 năm trước, làng xảy ra vụ hỏa hoạn, nhà cửa cháy thành tro. Người làng nghèo đói bỏ đi tha hương, làm thuê rồi phát triển với các nghề buôn bán, may áo vest… Khi dư dả, giàu có họ mang tiền về xây một loạt ngôi nhà, biệt thự khang trang, cùng đóng góp xây dựng cổng làng bề thế’.

 

{keywords}

Vị chủ tịch xã cho biết thêm, mặc dù địa phương rất đau đáu, muốn duy trì bảo tồn những ngôi nhà cổ còn sót lại nhưng gặp khó khăn về kinh phí. Nhiều lần xã cũng đề xuất lên huyện và thành phố nhờ hỗ trợ, bố trí các tour du lịch thăm quan làng nghề, làng cổ. Gần đây, phía huyện đã đầu tư xây dựng đường xá và một số cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khách du lịch đến thăm quan được thuận tiện hơn.

 

Điều đặc biệt ở ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’

Điều đặc biệt ở ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’

Bước qua cánh cổng làng Nôm, ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ khiến du khách chìm đắm trong vẻ đẹp yên bình, cổ kính.

Diệu Bình